Bạn đang phải “lặn ngụp” dưới đống bài tập khổng lồ và không
biết cách xoay xở trong khi thời gian hoàn thành đang cần kề? Sau đây là 6 bước
giúp bạn “thanh toán” bài tập về nhà nhanh và hiệu quả nhất.
![]() |
"Thanh toán" đồng bài tập không khó như bạn nghĩ. |
1. Lên kế hoạch chi tiết cho bài tập về nhà
Bạn không thể giải quyết bài một lượng lớn bài tập trong thời
gian giới hạn, nếu bạn không biết chính xác những gì mình làm. Hãy dành một cuốn
sổ hay cuốn vở riêng để ghi lại những công việc bạn được giao theo từng mục:
- Môn học được giao bài tập về nhà. Ví dụ như: Toán, Lịch sử
hay Hóa học,…
- Nội dung bài tập hoặc yêu cầu của giáo viên về bài học tiếp
theo. Chẳng hạn như bạn sắp có một bài kiểm tra hoặc một bài thuyết trình cần sử
dụng Power Point,…
- Chi tiết cụ thể về bài tập của bạn. Cần giải quyết bao
nhiêu bài Toán, Địa cần học bài nào, Văn phải soạn mấy bài,… Càng chi tiết công
việc được giao về nhà, bạn càng có thể sắp xếp thời gian sao cho hiệu quả nhất.
- Hạn chót bạn phải hoàn thành những bài tập được giao. Sẽ tốt
hơn nếu bạn có thể ước tính thời gian bạn hoàn thành từng môn theo khả năng của
mình. Nếu bạn giải quyết nhanh hơn so với thời gian dự định, hãy xem khoảng thời
gian dư là phần thưởng để tự khích lệ bản thân.
2. Góc học tập thoải mái
Chắc chắn rằng nơi học tập của bạn phải yên tĩnh. Bạn chẳng
thể nào tập trung được nếu xung quanh bạn đầy rẫy những cám dỗ và quấy nhiễu. Bạn
cần trao đổi thẳng thắn với các thành viên trong gia đình để có thể có được sự
riêng tư.
Hãy cố gắng tạo thói quen làm bài học bài trên bàn. Bàn học
luôn là sự lựa chọn số một! Một bàn học ngăn nắp với đầy đủ ánh sáng sẽ khiến bạn
có cảm giác học tập và hạn chế tối đa sự mất tập trung của bạn. Thêm vào đó,
trước khi ngồi vào bàn, bạn phải đảm bảo mình có đủ các dụng cụ từ sách giáo
khoa, từ điển đến dụng cụ học tập, máy tính để có thể hoàn thành bài tập. Việc
chuẩn bị chu đáo sẽ tiết kiệm của bạn thời gian di chuyển.
Tuyệt đối không được nằm học vì nó sẽ khiến bạn trở nên lười
biếng và phân tâm. Thế là chẳng mấy chốc bạn đã “ làm một giấc” từ lúc nào chẳng
hay.
3. Tập trung cao độ
Khi bắt tay vào việc học, hãy chọn bài khó nhất để chiến đấu.
Có thể khi làm những bài tập dễ sẽ khiến bạn năng nổ hơn nhưng bạn quên một điều
rằng: khi bắt đầu làm là lúc bạn có sự tập trung tốt nhất. Vì thế, sẽ khoa học
hơn rất nhiều nếu bạn chọn bài khó hoặc môn bạn còn yếu lên đầu danh sách bài tập
cần giải quyết. Khi đã thấm mệt, độ tập trung đã giảm, bạn vẫn có thể giải quyết
vần bài tập dễ hơn mà không có một chút khó khăn.
Nếu bạn gặp trở ngại khi giải một dạng bài tập hay không hiểu
một khúc mắc của nội dung bài tập, hãy cố gắng hết sức để tìm ra lời giải đáp
cho chính mình. Nhưng đừng cứ chăm chăm vào vấn đề này mà quên đi những môn
khác, bởi điều này có thể phá hỏng kế hoạch buổi tối bạn đã dày công chuẩn bị.
Bạn vẫn không thể tìm ra lời giải đáp sau nhiều lần “vắt kiệt
óc”? Tốt nhất bạn nên gác vấn đề này sang một bên và tập trung cho môn học kế
tiếp. Bạn có thể hỏi giáo viên vào ngày hôm sau hay gần gũi hơn nữa là bạn bè bởi
“học thầy không tày học bạn”.
4. Chú ý thời hạn hoàn tất bài tập
Thêm một lưu ý cho bạn, hãy ưu tiên môn học có thời hạn phải
hoàn thành sớm nhất đầu tiên. Điều này có nghĩa, nếu hôm nay bạn được giao một
bài tập phải hoàn thành trước giờ lên lớp ngày mai, bạn cần phải tạm ngưng toàn
bộ công việc đang làm và tập trung cho phần bài tập “bất thình lình” này. Nếu bạn
xử lý sớm đống bài tập đó, hãy vận hành lại guồng quay bạn đang bỏ dở.
5. Thư giãn hợp lý
Sự tập trung của con người luôn bị giới hạn trong một khoảng
thời gian nhất định. Vì vậy hãy nghỉ ngơi một chút giữa những khoảng thời gian
làm bài. Ngồi một chỗ quá lâu mà không thư giản đầu óc sẽ khiến bạn trì trệ và
mệt mỏi.
15 phút nghỉ ngơi sau mỗi 1 tiếng học là thời gian hợp lý để
bạn lấy lại cân bằng trước khi “chinh phục” các bài tập khác.
Trong thời gian thư giãn, bạn có thể vươn vai, duỗi chân hay
tập một vài động tác thể dục đơn giản để máu lưu thông tốt hơn. Tiếp thêm nước
cho cơ thể, rửa mặt cho tỉnh táo hay nghe một bản nhạc mà bạn thích cũng là một
cách nghỉ ngơi đơn giản.
Tránh càng xa càng tốt những cách giải trí có tính cám dỗ
cao như tivi, máy tính hay truyện. Bởi vì nếu bạn “dính” vào những điều trên với
lý do xem tin tức, lướt web hay bất cứ lý do gì cũng khiến bạn sa đà vào và khó
có thể dứt ra để quay lại bàn học. Bạn sẽ tự nhủ “một chút nữa thôi” nhưng hầu
như bạn không thể làm đúng như lời tự nhủ của mình cho đến khi “một chút” của bạn
kéo đến giờ ngủ.
6. Kiên nhẫn và thử lại nhiều lần
Bạn tất nhiên sẽ thấy khó chịu bức bối khi ép mình vào kế hoạch
chi chít hay cảm thấy những bài tập dường như quá phức tạp dù đã chăm chú nghe
giảng. Đừng bỏ cuộc! Bạn cứ tưởng tượng bảng kế hoạch như những bậc thang với
ngọn cờ chiến thắng trên đỉnh. Mỗi khi bạn hoàn thành xong một mục tiêu đề ra,
bạn lại tiến thêm một bậc về phía trước, tiến gần hơn đến thành công. Và khi bạn
chạm tay vào được ngọn cờ tức là bạn đã chiến thắng chính bản thân mình. Theo
cách suy nghĩ đó, bạn sẽ thấy mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều.
>> Nguồn: Kenh14
0 nhận xét:
Đăng nhận xét