This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Điểm mới trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội năm học 2019-2020

Thay đổi phương thức thi tuyển với 4 môn thi thay vì 2 môn như năm hoc trước, không cộng điểm khuyến khích, học sinh được đăng ký tối đa 7 nguyện vọng là điểm mới trong tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội.

Điểm mới trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội năm học 2019-2020


Cùng với việc đổi mới phương thức thi tuyển sinh vào lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đưa ra nhiều điểm mới dự kiến sẽ thực hiện trong năm nay.
Thay đổi phương thức thi tuyển

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập khối không chuyên sẽ diễn ra vào ngày 2 và 3-6-2019. Thí sinh chỉ có nguyện vọng dự tuyển vào khối chuyên sẽ chỉ thi Toán, Văn, Ngoại ngữ theo đề đại trà (hệ số 1) cùng thời điểm với khối không chuyên và môn chuyên (hệ số 2) vào các ngày từ 3 đến 5/6-2019.

Học sinh dự tuyển chương trình tú tài song bằng dự tuyển thêm vòng phỏng vấn vào ngày 18-6-2019.

Khác với các năm trước, thay vì kết hợp thi tuyển và xét tuyển, kỳ thi tuyển năm học 2019-2020 vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông công lập khối không chuyên, học sinh sẽ phải làm 4 bài thi độc lập của 4 môn là Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử.

Như vậy, năm nay số lượng môn thi tăng lên gấp đôi so với những năm trước. Trong đó, môn Ngữ văn và Toán thi theo hình thức tự luận, môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm; môn Ngoại ngữ có 2 phần là tự luận và trắc nghiệm khách quan tách rời nhau. Các phần thi trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Riêng đối với các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính, trung học phổ thông ngoài công lập, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên sẽ giữ nguyên phương thức tuyển sinh như năm học trước là xét tuyển.

Không cộng điểm khuyến khích


Điểm mới nữa là bắt đầu từ năm học 2019-2020, Hà Nội quyết định bỏ chế độ cộng điểm khuyến khích (điểm rèn luyện và học tập ở bậc trung học cơ sở, điểm thi nghề) vào tính điểm xét tuyển.

Việc xét trúng tuyển sẽ chỉ dựa vào kết quả tổng điểm của 4 bài thi có tính hệ số và điểm ưu tiên (theo quy định). Trong đó, môn Ngữ văn và Toán được tính hệ số 2; môn Ngoại ngữ và Lịch sử tính hệ số 1; điểm cộng thêm chỉ tính với mức ưu tiên cao nhất (trường hợp học sinh có nhiều ưu tiên).

Các trường sẽ tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo điểm xét tuyển từ trên cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

Các thí sinh được xét tuyển phải có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.

Ngoài ra, điều kiện để học sinh đăng ký tuyển thẳng được quy định chặt chẽ hơn so với năm học 2018-2019.

Học sinh chỉ được tuyển thẳng vào 1 trường trung học phổ thông công lập trong khu vực tuyển sinh mà học sinh hoặc cha mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú.

Có 12 khu vực tuyển sinh

Năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chia 12 khu vực tuyển sinh, mỗi khu vực có 2-3 đơn vị quận, huyện thuộc địa bàn giáp ranh.

Học sinh được đăng ký 2 nguyện vọng vào cùng một khu vực tuyển sinh. Hộ khẩu thường trú ở đâu thì đăng ký tại khu vực đó.

Đối với học sinh ở vùng giáp ranh giữa hai khu vực hoặc nơi ở thực tế khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có thể được đổi khu vực tuyển sinh.


Trường hợp này học sinh phải có đơn gửi cho phòng Giáo dục và Đào tạo, nơi có trường trung học cơ sở học sinh đang học.

Riêng các trường công lập tự chủ, trường ngoài công lập, học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại Hà Nội được đăng ký tuyển sinh.

Trường trung học phổ thông Chu Văn An tuyển học sinh khu vực phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra, với điều kiện có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm lớp 9, có giải trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố.

Học sinh có tối đa 7 nguyện vọng


Mỗi học sinh được quyền đăng ký tối đa 7 nguyện vọng vào các trường chuyên, không chuyên khối công lập (chưa kể nguyện vọng vào các trường ngoài công lập, công lập tự chủ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

Trong đó, riêng trường trung học phổ thông công lập khối không chuyên, học sinh được đăng ký 2 nguyện vọng trong cùng một khu vực tuyển sinh và xếp theo thứ tự.

Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không được xét nguyện vọng 2. Trường hợp muốn nhập học nguyện vọng 2, học sinh phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng của trường ít nhất 1,5 điểm.

Ngoài nguyện vọng vào trường công lập khối không chuyên, học sinh có các nguyện vọng vào chương trình song bằng, tiếng Pháp song ngữ và nguyện vọng vào các trường chuyên.

Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của 2 trong 4 trường chuyên.

Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau của 2 trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.

Học sinh phải xác nhận nhập học sau khi có kết quả thi


Điểm mới đáng chú ý trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 là sau khi có kết quả thi, học sinh phải thực hiện xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

Nếu học sinh không thực hiện thao tác này sẽ không được tuyển sinh vào trường theo như nguyện vọng. Thời gian xác nhận nhập học được áp dụng chung cho tất cả các loại hình, trong 3 ngày từ 20 đến 22/6/2019.

Hình thức xác nhận nhập học trực tuyến áp dụng cho các trường trung học phổ thông công lập. Với hình thức này, học sinh được quyền thay đổi nguyện vọng trúng tuyển một cách dễ dàng, miễn là có máy tính hoặc điện thoại thông minh và mạng Internet. Việc thay đổi kết thúc trước 24 giờ ngày 22/6/2019.

Hình thức xác nhận trực tiếp áp dụng cho tất cả các loại hình trường. Sau khi đến trường xác nhận nhập học, nhà trường sẽ in Giấy báo xác nhận nhập học cho học sinh.

Nếu muốn thay đổi nguyện vọng trúng tuyển, học sinh phải liên hệ với nhà trường để hủy nhập học trước khi nhập học ở nguyện vọng mới.

Đối với các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính, trung học phổ thông ngoài công lập, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, chỉ xác nhận theo hình thức trực tiếp.

Học sinh sẽ nộp cho trường có nguyện vọng bản sao Phiếu báo kết quả thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019-2020 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Học sinh muốn thay đổi nguyện vọng cũng phải liên hệ với nhà trường để hủy nhập học trước khi nhập học ở nguyện vọng mới.

Thay đổi khung thời gian tuyển sinh


Năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định khung thời gian tuyển sinh chia thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 20 đến 22/6/2019 là thời gian học sinh xác nhận nhập học vào hệ thống phần mềm tuyển sinh (chưa phải nộp hồ sơ).
Thí sinh xem số báo danh và phòng thi tại điểm thi trường Trung học phổ thông Việt Đức. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)



Sau đợt 1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ khóa hệ thống phần mềm xác nhận nhập học để tiến hành thống kê số lượng học sinh đã xác nhận nhập học ở từng trường và thông báo số lượng học sinh thừa, thiếu so với chỉ tiêu.

Đợt 2 từ ngày 1 đến 15/7/2019, các trường tuyển sinh bổ sung và nộp hồ sơ nhập học đối với các học sinh đã xác nhận nhập học ở đợt 1 và giai đoạn này được thực hiện trực tiếp tại các trường.

Đối với các trường trung học phổ thông công lập, nếu số học sinh đã xác nhận nhập học còn thiếu so với chỉ tiêu thì Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ xem xét điều chỉnh điểm chuẩn bổ sung.

Còn đối với các trường trung học phổ thông ngoài công lập, công lập tự chủ tài chính hoặc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, nếu số lượng học sinh xác nhận nhập học chưa đủ chỉ tiêu quy định sẽ được tiếp tục tuyển sinh bổ sung từ ngày 1 đến 15/7/2019.

Do vậy, trong khoảng thời gian này, học sinh đủ điều kiện trúng tuyển bổ sung hoặc đã được xác nhận nhập học ở đợt 1 sẽ nộp hồ sơ nhập học và phiếu xác nhận nhập học trực tiếp tại các trường trung học phổ thông dự tuyển.

Công bố phổ điểm, trả hồ sơ học sinh khi thay đổi nguyện vọng


Đây là hai điểm bất cập của mùa tuyển sinh trước tại Hà Nội dẫn tới xáo trộn mạnh, phụ huynh gặp phiền hà, kéo dài thời gian tuyển sinh.

Do vậy, để khắc phục, năm nay Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định học sinh đã nộp hồ sơ nhập học, khi có nhu cầu được quyền rút hồ sơ.

Nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh rút hồ sơ và xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển, đồng thời thực hiện thao tác hủy nhập học trên hệ thống phần mềm.

Trường hợp học sinh có nguyện vọng chuyển trường sang tỉnh, thành phố khác để học tập, nhà trường làm thủ tục chuyển trường nhưng không xóa tên trong danh sách trúng tuyển.

Sau khi có kết quả thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ cung cấp cho các trường phổ điểm thi, dự kiến điểm chuẩn và tiến hành xét duyệt điểm chuẩn.

Các trường sẽ công bố điểm chuẩn và kết quả thi của thí sinh cùng một thời điểm và trước 1 ngày của đợt tuyển sinh thứ nhất.

Cách làm này, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh trong việc xác định nguyện vọng phù hợp để nhập học.

Các trường ngoài công lập được phép tuyển sinh sớm


Để tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép các trường tuyển sinh bằng cả phương thức xét kết quả thi và xét học bạ.

Thời gian xét tuyển ngay sau khi kết thúc năm học 2018-2019 cho đến khi đóng cổng tuyển sinh của thành phố.

Tuy nhiên, ngoài kỳ thi chung của toàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội không cho phép các trường ngoài công lập tự tổ chức kỳ thi riêng hoặc quy định các điều kiện riêng khác với quy định chung của thành phố để tuyển sinh.

Một số thuật ngữ mới về môn thi Ngoại ngữ


Nhằm tạo điều kiện tối đa cho các học sinh trong việc lựa chọn Ngoại ngữ để thi, năm học 2019-2020, học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông có thể sử dụng 1 Ngoại ngữ bất kỳ để thi, không nhất thiết phải là Ngoại ngữ học sinh được học ở cấp trung học cơ sở.

Để phân biệt và thống nhất chung làm cơ sở hướng dẫn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định một số thuật ngữ như:

- “Ngoại ngữ học”: là ngoại ngữ học sinh sẽ học tiếp tại bậc trung học phổ thông.

- “Ngoại ngữ thi”: là ngoại ngữ học sinh dùng để đi thi tuyển vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập.

- “Ngoại ngữ chuyên ngữ”: là ngoại ngữ học sinh dùng để thi vào các lớp chuyên ngữ. Để thi vào các lớp chuyên ngữ hệ 7 năm, học sinh phải dùng đúng ngoại ngữ sẽ học ở lớp chuyên để dự thi.

Đối với chuyên ngữ hệ 3 năm, học sinh có thể dùng 1 ngoại ngữ khác với ngoại ngữ sẽ học ở lớp chuyên để dự thi.

- “Ngoại ngữ thay thế chuyên ngữ”: là ngoại ngữ khác so với ngoại ngữ được học ở lớp chuyên.

Hoàn thiện công tác tuyển sinh hệ song bằng tú tài


Năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình đào tạo chương trình song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc tại Trường trung học phổ thông Chu Văn An và Trường trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam với chỉ tiêu mỗi trường 2 lớp, mỗi lớp 50 học sinh.

Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 hệ song bằng tú tài ngày càng hoàn thiện, đảm bảo tính công khai, công bằng và lựa chọn được những học sinh đáp ứng được tiêu chuẩn đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có những điều chỉnh như sau:

Ngoài các điều kiện như năm học trước là điểm trung bình cả năm học lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên, tiếng Anh từ 8,5 trở lên thì năm học 2019-2020, có thêm điểm trung bình cả năm học lớp 9 môn Ngữ văn phải đạt từ 6,5 trở lên.

Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 hệ song bằng tú tài trung học phổ thông gồm 3 vòng: Vòng 1 thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam gồm 4 bài thi: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử (cùng với kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên) ngày 2 và 3/6/2019.

Vòng 2 thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc, gồm các môn: Toán, Vật lý, tiếng Anh và Hóa học bằng tiếng Anh.

Sau khi có kết quả của vòng 2, Hội đồng xét tuyển của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tuyển chọn 200 học sinh có điểm thi vòng 2 cao nhất để dự tuyển vòng 3 (vòng phỏng vấn).

Sau khi có kết quả của vòng 3, các thí sinh sẽ được xét tuyển căn cứ vào điểm lấy từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu, đồng thời đảm bảo các điều kiện: điểm xét tuyển vòng 1 đạt ít nhất 30 điểm và các bài thi vòng 1 đều đạt điểm lớn hơn 3 điểm.

Đặc biệt, không xét điều kiện điểm thi vòng 1 đối với những học sinh thuộc diện tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên./.
Bùi Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Phương pháp Talk4Writing giúp trẻ sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ

Talk4Writing - Nói để viết là phương pháp học tiếng Anh của nhà giáo dục, nhà văn nổi tiếng người Anh, Pie Corbett.

Phương pháp giảng dạy mang tính tương tác cao Talk4Writing đã được một nhóm chuyên gia về chiến lược giáo dục Tiểu học ở Lewisham (London, Anh) kiểm chứng về tính hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển sự tự tin mặt ngôn ngữ.

Hiện Talk4Writing ứng dụng rộng rãi tại các trường tiểu học ở Anh và nhiều trường quốc tế tại những nước không nói tiếng Anh. Phương pháp này ứng dụng theo ba bước, dựa trên chính bản năng học và tiếp thu của trẻ: Bắt chước (Imitation), Sáng tạo (Innovation) và Ứng dụng độc lập (Independent application).

Cụ thể, một chủ điểm Talk4Writing sẽ bắt đầu với những hoạt động tương tác dựa trên nội dung của một câu chuyện nhằm giúp trẻ làm quen với giai điệu cũng như chủ đề chính. Từ đó, trẻ sẽ vô thức nắm bắt những mẫu câu và ngữ pháp trong đoạn văn.
Phương pháp Talk4Writing giúp trẻ sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ


Một chủ điểm Talk4Writing sẽ bắt đầu với những hoạt động tương tác dựa trên nội dung của một câu chuyện.


Bên cạnh đó, các em sẽ đồng thanh kể lại câu chuyện qua hai hoạt động chính là dựng sơ đồ câu chuyện (story mapping) và thực hiện các hành động mô phỏng. Story maps bao gồm một loạt hình ảnh mô tả trình tự các sự kiện diễn ra trong câu chuyện kèm theo những dấu câu và từ vựng trọng điểm trong bài.

Cả hai hoạt động này giúp trẻ nắm bắt ngôn ngữ mới chủ động và tự nhiên, hiểu nghĩa của câu chuyện và tìm hiểu về mẫu câu, cấu trúc đoạn văn được sử dụng. Mặt khác, nó giúp trẻ học cách diễn đạt và dễ hình dung các từ sử dụng trong ngữ cảnh nào, tại sao.

Khi cả lớp đã nắm vững câu chuyện, các em sẽ được hướng dẫn để sáng tạo nên một câu chuyện mới dựa trên story mapping và cùng thảo luận với giáo viên. Bằng cách này, các em sẽ được học về cách viết một đoạn văn hay một câu chuyện.

Bước cuối cùng, trẻ được tự do sử dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo để viết một câu chuyện mới theo thể loại văn học của câu chuyện gốc. Các em được khuyến khích tự xây dựng nội dung và lựa chọn cách diễn đạt dựa trên vốn từ vựng và ngữ pháp vừa học.
Phương pháp Talk4Writing giúp trẻ sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ


Trẻ được tự do sử dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo để viết một câu chuyện mới theo thể loại văn học của câu chuyện gốc.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển

Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển như Cướp biển vùng Caribbean,  Công chúa tóc xù Brave, Vua sư tử,... là cách thú vị sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn. 

Thành ngữ tiếng Anh về khó khăn có khó học như bạn nghĩ?

Xem phim là cách học tiếng Anh hiệu quả mà chúng ta không thể bỏ qua. Mỗi bộ phim hay đều có những lời thoại kinh điển và luôn để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả. Cùng học nhanh các thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn thông qua các lời thoại đầy ý nghĩa và nhân văn trong các bộ phim sau. 

Bạn muốn học tiếng Anh nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trung tâm ngoại ngữ dạy tốt nhất Việt Nam! 

Close your eyes and pretend it’s all a bad dream. That’s how I get by” – Jack Sparrow (The Pirates Of the Caribbean) 

Dịch nghĩa: Nhắm mắt lại và nghĩ rằng tất cả chỉ là một giấc mơ xấu. Đó là cách tôi vượt qua khó khăn. 

 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Thuyền trưởng Jack Sparrow luôn có những cách bá đạo để vượt qua các thử thách (Nguồn: moveek) 


You try, you fail. You try, you fail. But the real failure is when you stop trying!” (The Haunted Mansion) 

Dịch nghĩa: Bạn thử, bạn thất bại. Bạn thử tiếp, bạn lại thất bại. Nhưng thất bại thực sự là khi bạn chùn bước. 

 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Nhờ câu nói khích lệ này của Madame Leota mà Jims Evers đã cứu thoát cả gia đình khỏi tòa lâu đài ma quáiNhờ câu nói khích lệ này của Madame Leota mà Jims Evers đã cứu thoát cả gia đình khỏi tòa lâu đài ma quái (Nguồn: international time) 

The flower that blooms in adversity is the rarest and the most beautiful of all” – Mulan (Mulan) 

Dịch nghĩa: Đóa hoa có thể nở rộ trong nghịch cảnh là đóa hoa hiếm có và đẹp nhất. 

 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Nhận định quá đúng của cô gái Mulan mạnh mẽ (Nguồn: Fungyung)

The past can hurt. But the way I see it, you can either run from it, or learn from it” – Mufasa (The Lion King) 

Dịch nghĩa: Quá khứ có thể đau buồn, nhưng ta có thể học hỏi từ nó thay vì chạy trốn khỏi nó. 

 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Một câu nói đầy ấn tượng của vị vua vĩ đại Mufasa Một câu nói đầy ấn tượng của vị vua vĩ đại Mufasa (Nguồn: elle) 

I am a damsel, I am in distress, I can handle it. Have a nice day!” – Hercules 

Dịch nghĩa: Tôi là một cô gái. Tôi đang gặp khó khăn. Tôi có thể giải quyết chuyện này. Chúc một ngày tốt lành! 
 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Lòng can đảm của một cô gái tự mình vượt qua mọi khó khăn mà không cần đến giúp đỡ của vị anh hùng Hercules Lòng can đảm của một cô gái tự mình vượt qua mọi khó khăn mà không cần đến giúp đỡ của vị anh hùng Hercules (Nguồn: B+ Movie Blog) 

Fate lies is in our hands, it’s just that we need to be brave enough to read it and desire enough to change it” – Merida (Brave) 

Dịch nghĩa: Số phận của chúng ta nằm trong tay ta, chỉ cần có đủ dũng cảm để tìm thấy nó. 

 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Chỉ có chúng ta mới có thể quyết định vận mệnh của mình là phương châm sống của công chúa Merida (Nguồn: Wallpaper Abyss) 


You must not let anyone define your limits because of where you come from. Your only limit is your soul” (Ratatouille) 

Dịch nghĩa: Đừng để người khác phán xét bởi xuất xứ của bạn, chỉ có bạn mới biết được giới hạn của chính mình. 


 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Câu nói đầy ấn tượng truyền nghị lực cho chúng ta trong Ratatouille (Nguồn: bsnscb) 


Never let the fear of striking out keep you from playing the game” (A Cinderella story) 

Dịch nghĩa: Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước. 

 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Nàng Cinderella của thời hiện đại này đã vượt qua bao khó khăn để có được cái kết viên mãn (Nguồn: playbuzz) 



I’ve heard it’s hard to reach the sense of infinity but at least I will try. And I know I can’t get beyond! But I will try” – Buzz Lightyear (Toy story 1995) 

Dịch nghĩa: Người ta nói rất khó để chạm đến không gian vô tận. Nhưng ít nhất tôi sẽ cố. Và tôi biết tôi không thể vượt qua được! Nhưng tôi muốn thử sức. 

 Học thành ngữ tiếng Anh về sự khó khăn qua lời thoại trong các bộ phim kinh điển
Chàng Buzz nhà ta cũng có một câu nói hay quá ấy nhỉ!Chàng Buzz nhà ta cũng có một câu nói hay quá ấy nhỉ! (Nguồn: pixar) 

Mỗi nhân vật trong các bộ phim trên đều có những khó khăn, nghịch cảnh riêng, nhưng họ đã dũng cảm đương đầu vượt qua mọi cản trở để đạt được hạnh phúc. Hy vọng, những câu thoại trên sẽ giúp bạn có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của chính mình. 


Hiếu Lễ (tổng hợp)

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Hiệu quả từ câu lạc bộ tiếng Anh trong trường học


Câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh được xem là một trong những giải pháp mở ra nhiều cơ hội thực hành ngoại ngữ cho HS. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, CLB tiếng Anh ngày càng thu hút đông đảo thầy, trò tham gia…
Cô Trần Thị Hoàng Diệu (bìa phải) hướng dẫn bài cho HS

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học


Trường THPT chuyên Vị Thanh (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) thành lập vào năm 2008, CLB tiếng Anh cũng chính thức được ra mắt trong thời điểm đó. Triển khai CLB tiếng Anh ngay từ khi thành lập trường đã tạo điều kiện cho việc dạy và học ngoại ngữ của thầy, trò. Thầy Nguyễn Quang Nhơn - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Vị Thanh, cho biết: “CLB giúp gắn kết các thế hệ HS với nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm học tập, chia sẻ những điều thú vị trong trải nghiệm ngoại khóa. Từ đó nâng cao kĩ năng sử dụng ngoại ngữ cho nhiều HS của trường, các em có điều kiện rèn luyện tự tin hơn để chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh”.

Đến nay, ngôi trường đã chạm mốc 10 năm phát triển, đặt nền móng cho quá trình phát huy tính tích cực của việc dạy học tiếng Anh còn có sự đóng góp rất lớn của CLB tiếng Anh. Đi vào hoạt động 10 năm, nhưng điều đáng nói là CLB tiếng Anh đã hoàn thành tốt vai trò như “cánh tay phải” của môn học. Đây là sân chơi ứng dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình vận dụng môn học ngoại ngữ của các em HS. Qua đó góp phần định hướng sớm để giúp HS thành công, mở ra cơ hội phát triển môn học ngoại ngữ.


Cô Trần Thị Hoàng Diệu - Tổ trưởng bộ môn, Chủ nhiệm CLB tiếng Anh, Trường THPT chuyên Vị Thanh, cho biết: “Khi nhà trường thành lập thì CLB cũng được hình thành, tạo điều kiện tốt cho cả giáo viên lẫn HS cùng tham gia. CLB tiếng Anh còn là mục tiêu phấn đấu cho quá trình dạy và học của thầy, trò. Hiệu quả được biểu hiện qua chỉ số quy mô tăng qua các năm, nội dung linh hoạt, bám sát những đổi mới GD”.

Cũng theo cô Hoàng Diệu, duy trì hoạt động CLB tiếng Anh thật sự là cả một đoạn đường dài, được thực hiện qua các năm; đặc biệt là luôn tăng cường hình thức tổ chức cho phù hợp, được thiết kế nhằm thu hút, giữ chân HS. Đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công của một CLB môn học. Số lượng HS tham gia là thước đo thành công của CLB; tinh thần tâm huyết của tập thể là điều kiện rất cần thiết, sự sáng tạo mới mẻ lại là điều cấp thiết trong đổi mới môn học.


Thầy, trò sáng tạo, đổi mới


Cô Trần Thanh Trúc Ly - giáo viên Tiếng Anh, Trường THPT chuyên Vị Thanh, trao đổi: “Cả giáo viên và HS tham gia CLB đã phải thay đổi thật nhiều các kĩ năng sử dụng tiếng Anh sao cho các buổi ngoại khóa thật sinh động, bản thân thầy và trò cảm nhận được năng lượng từ việc cải thiện tích cực các hành vi dạy và học hiệu quả”.

Mỗi năm CLB tổ chức sinh hoạt 6 lần, tương ứng với 6 chủ đề được chia theo từng học kì như: Học kì 1 có 3 chủ điểm về “Ways to learn English”; “Life in the future”... Học kì 2 sẽ hoạt động với nội dung khác về “Future jobs”; “Volunteer work”; “Inventions”… Mỗi chủ điểm được xây dựng căn cứ tương ứng vào những khoảng thời gian của HS quan tâm. Ví dụ như đầu năm sẽ chia sẻ về cách học tốt Tiếng Anh, kết thúc học kì 1 sẽ bàn về các ngày lễ, Tết Nguyên đán và qua học kì 2 nói về cách chọn ngành, chọn nghề…

Trong đó, điểm nhấn của cách thức “sản xuất” chương trình sinh hoạt CLB tiếng Anh của Trường THPT chuyên Vị Thanh mang tính duy trì bền vững, do có được sự kết hợp công nghệ thông tin như giải ô chữ điện tử, những clip ngắn chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh từ các em trong đội tuyển HS giỏi của trường, được phát ngay trong buổi sinh hoạt…

Để hoàn thành tốt mỗi buổi sinh hoạt, giáo viên trong tổ đóng góp thiết kế phần “cứng” trang trí theo từng chủ đề đến các phần “mềm” nội dung kiến thức. Đối với nhóm HS cũng sẽ làm những phần việc hoàn tất kiến thức theo đề tài quy định. Cá nhân nào được lựa chọn để chia sẻ kinh nghiệm học tốt ngoại ngữ, phải chủ động quay clip có thời lượng khoảng 3 phút, mỗi buổi có khoảng 3 clip của 3 HS. Tại các buổi đối thoại khác nhau sẽ có nội dung chính là hùng biện, clip, hay bài viết riêng biệt… Do đó mỗi buổi sinh hoạt là lợi thế cho mỗi lần HS được trải nghiệm để hoàn thiện tốt kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Theo cô Trần Thị Hoàng Diệu, CLB dành cho tất cả các khối lớp, khi sắp tổ chức sẽ có thông báo đến các em các chủ đề cụ thể nhằm chuẩn bị nội dung tốt hơn. Đa dạng các hoạt động từ giải ô chữ đến diễn xuất những vở kịch ngắn, hùng biện các em phải sử dụng 100% tiếng Anh. Thầy cô sẽ chủ trì với tư cách người đánh giá buổi sinh hoạt đó, còn HS đóng vai trò MC điều khiển, tự tương tác với nhau thỏa sức phát huy năng khiếu.

>> Theo Báo Giáo dục thời đại