This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Cách sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp


Chỉ một ý nghĩ chúng ta có thể diễn đạt theo nhiều ngôn từ khác nhau và tất nhiên hiệu quả mang lại cũng hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào để sử dụng ngôn từ trong giao tiếp có hiệu quả tốt nhất? Hãy rèn luyện theo các phương pháp sau đây.

Cách sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp

Bí quyết sử dụng ngôn từ trong kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Luật hấp dẫn – được xem là quy luật chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của mỗi người. Dù chúng ta có muốn hay không, luật hấp dẫn cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Quy luật nó nói rằng: tất cả những gì mà bạn tập trung sự chú ý và năng lượng của mình vào đó, bạn đều thu hút chúng nhiều hơn vào cuộc sống của chính mình. Khi chúng ta tập trung vào những lỗi lầm của mình hay người khác như phòng bừa bộn, vứt đồ đạc lung tung, môi trường làm việc căng thẳng, thiếu tinh thần hợp tác,… Bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra?
Chúng ta vừa tập trung sự chú ý của chúng ta vào những gì chúng ta không mong muốn trong kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, chúng ta ngày càng nhận thêm những điều không tốt từ bản thân và người khác nhiều hơn bởi vì đó là điều chúng ta đang tập trung vào. Có bao giờ bạn thử đếm xem một ngày một đứa trẻ nhận được bao nhiêu câu nói: “Con đừng làm cái nọ, con không được làm cái kia..?” Nếu thử chú ý đếm những “Đừng” và “Không được”, có thể bạn sẽ ngạc nhiên. Bố mẹ đưa nhiều mệnh lệnh cấm với con cái quá nhiều.

Sức mạnh của ngôn từ trong nghệ thuật giao tiếp

Từ khi mới lẫm chẫm bước đi và khám phá thế giới xung quanh, trẻ đã bắt đầu nhận được lệnh: Không được sờ vào chỗ nọ, đụng vào chỗ kia. Khi không còn bú mẹ và chuyển sang tập ăn dặm, rồi tập ăn thức ăn cứng, trẻ muốn tự mình điều khiển chiếc thìa hay chiếc bát của riêng mình thì đã nghe bố mẹ hét: Đừng có làm rơi vãi khắp nhà như thế. Khi trẻ muốn tham gia vào việc nhà, mẹ đuổi ra khỏi bếp và bảo: Đừng có vào đây phá quấy, ra sân mà chơi. Khi trẻ muốn khám phá thiên nhiên, cha mẹ bảo: Đừng có thò tay xuống đất, hông ai hơi đâu mà rửa ráy suốt ngày được.
Và khi trẻ biết làm mọi thứ, tự ý thức, tự hành động, lại còn có lý lẽ để biết “cãi lại” bố mẹ nữa thì các câu “Đừng” càng ngày càng xuất hiện với tần suất liên tục. Con cái phát ốm lên vì những yêu cầu “Đừng có bật ti vi to thế”, “Đừng có nhảy nhót loạn nhà lên như thế”, “Đừng có động tí là chảy nước mắt ra như thế”, “Đừng có phá cái ô tô đồ chơi mới mua như thế”…
Càng cấm đoán, trẻ lại càng muốn làm những gì chúng muốn. Càng ngăn đứa trẻ làm điều này hay điều nọ bao nhiêu thì đứa trẻ lại càng cương quyết làm điều đó bấy nhiêu. Và cao trào của những lần như thế là đứa trẻ lăn ra nhà gào khóc đòi bằng được điều nó muốn, hoặc chúng ta đánh đứa trẻ, hù dọạ và … gây nên những kỷ niệm và hình ảnh không tốt lên đứa trẻ. Cũng vậy, nếu như tôi nói với bạn: “Đừng nghĩ đến bánh kem nha”… Thì một hình ảnh về bánh kem sẽ lập tức hiện ra ngay trong đầu của bạn! Tương tự như điều tôi đã trao đổi với bạn ở trên:
  • Khi bạn nói: Đừng có chạy!… Chúng nghe, Chạy!
  • Không được đánh nhau!… Chúng nghe, Được đánh nhau!
  • Đừng có đóng sầm cánh cửa nữa!…Sầm ! Chúng vừa đóng sầm cánh cửa!
  • Không được nghịch!… Chúng nghe, Được nghịch!….

Vậy chúng ta nên làm gì?
Thường xuyên sử dụng những từ “Đừng”, “Không”, “Không được” khiến chúng ta “hút” những điều mình không mong muốn tới cuộc sống của mình. Thay vì thế, bạn hãy tập trung suy nghĩ và cảm xúc của mình vào những điều bạn mong muốn.
  • Đừng chạy!…trở thành, Hãy đi bộ nào.
  • Đừng đánh nhau!… trở thành, Hãy nói chuyện tử tế.
  • Đừng đóng sầm cánh cửa!…trở thành, Hãy đóng cánh cửa thật nhẹ nhàng.
  • Đừng nghịch!…Trở thành…Hãy chơi ngoan.
  • Nếu lần sau bạn nghe được trong đầu bạn sắp nói ra những câu như:
  • Đừng nói lại với tôi như vậy!
  • Đừng hét lên!
  • Đừng làm rơi.
  • Đừng làm vỡ.
  • Đừng mở cái đó.
  • Không được hét.
  • Không được thức khuya.
  • Không được nói chuyện điện thoại sau 9g
  • Không được hút thuốc.

Khi đó bạn biết bạn đang tập trung vào những điều mà bạn không mong muốn trong quá trình giao tiếp. Hãy điều chỉnh và nói lên những điều mà bạn muốn bằng cách đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: “Vậy, thực ra điều tôi muốn là gì?”
Hãy luôn tập trung vào những điều mà bạn muốn và bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thói quen đó. Bạn chính là người tạo nên những hình ảnh. Chính bạn sẽ thấy những hình ảnh đó và người khác cũng vậy…Hãy tạo ra những hình ảnh tích cực trong tâm trí bạn và những điều bạn muốn người khác thực hiện. Đặt sự chút ý vào đó! Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình muốn nói một câu nào đó … hãy nhớ tự hỏi bản thân mình.

Thật ra điều tôi muốn là gì?

Tôi có muốn mình thất nghiệp hay không? Không, tôi muốn mình có một công việc mà tôi yêu thích và phù hợp với năng lực của tôi. Tôi có muốn người khác trễ hẹn không? Không, tôi muốn người khác đến hẹn đúng giờ. Tôi có muốn bọn trẻ la hét, cãi lại và ngủ trễ không? Không, tôi muốn bọn chúng nói chuyện vừa nghe, bình tâm và đi ngủ lúc 9g.
Luyện tập tư duy rất đơn giản và đòi hỏi bạn thay đổi trong ngôn từ mà bạn nói ra với chính mình và người khác. Hãy luôn giữ sự tập trung chú ý của bạn vào những điều mà bạn muốn. Người khác sẽ hiểu được điều bạn muốn là gì và sẵn sàng hợp tác. Bạn cũng sẽ cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn.


Lắng nghe giúp bạn rút kinh nghiệm và học hỏi nhiều hơn
Lắng nghe giúp bạn rút kinh nghiệm và học hỏi nhiều hơn

Những cách rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả hơn

Lắng nghe cẩn thận

Lắng nghe cẩn thận, rõ ràng từng câu chữ mà đồng nghiệp dùng là cách cơ bản giúp bạn tự luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Thông qua việc lắng nghe, bạn có thể rút ra một số kinh nghiệm cũng như học hỏi thêm những cách dùng từ hay của đồng nghiệp, bạn bè để bổ sung vào cẩm nang từ vựng cho riêng mình và có thể dùng nó bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào bạn muốn.

Trong suốt thời gian giao tiếp, thay vì bỏ qua những câu, từ bạn không hiểu rõ. Vậy thì tại sao bạn không thử đoán nghĩa của chúng dựa vào ngữ cảnh mà đồng nghiệp bạn đang đề cập. Nếu bạn sợ suy đoán của mình là sai, không chắc chắn, bạn có thể hỏi lại bằng những câu như “ có phải ý anh/chị là….”

Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách tra cứu các từ lạ

Nếu được, bạn nên trang bị cho mình một quyển từ điển bỏ túi, trong những trường hợp đặc biệt bạn có thể dùng chúng để tra cứu ngay lập tức những từ bạn không biết hoặc không chắc chắn về nó. Đánh dấu những từ bạn đã tra xong trong từ điển, đó cũng là cách để bạn có thể ôn lại vốn từ nếu như sau này tình cờ lướt qua. Bạn cũng có thể dùng một cuốn sổ tay để ghi chép từ mới để làm phong phú thêm cho vốn từ của bạn và sẽ rất hữu ích trong nhiều trường hợp cần thiết đấy.

Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách dành nhiều thời gian đọc sách, báo, tạp chí

Dành nhiều thời gian đọc sách, báo, tạp chí,..Tập trung vào những đề tài mà khách hàng hàng của bạn hoặc đối tượng giao tiếp của bạn đang quan tâm để khi bạn gặp mặt, trao đổi với khách hàng, bạn sẽ chủ động hơn cũng như nội dung cuộc nói chuyện sẽ phong phú hơn. Như vậy, bạn sẽ tránh được trường hợp bị rơi vào vòng nguy hiểm, im lặng vì không biết nói gì cũng như bạn sẽ được người khác nể phục vì vốn kiến thức và có ấn tượng tốt với bạn hơn. Bạn càng đọc nhiều thì sẽ tích lũy được nhiều vốn từ phong phú, đó chính là lợi thế giúp bạn dễ dàng trao đổi, bình luận, bàn bạc, giao tiếp với người khác.
Bổ sung từ ngữ chuyên ngành cũng là cách hỗ trợ bạn có được nhiều vốn từ trong giao tiếp, đặc biệt khi bạn giao tiếp với những người có trình độ chuyên  môn cao. Điều đó, bắt buộc bạn phải có vốn từ chuyên môn tương đối để có thể trao đổi vấn đề dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc bàn bạc, hợp tác về một ngành khác chuyên môn, một lĩnh vực khác nào đó. Bạn hãy làm quen với các thuật ngữ, từ chuyên ngành qua tạp chí, sách vở, tài liệu. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ chuyên gia, thành viên trong ngành để nhằm đảm bảo tính chính xác từ ngữ mà bạn muốn sử dụng.

Tăng cường, củng cố vốn từ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho mình

Bạn nên trang bị cho mình một cuốn lịch để bàn có phần chú thích rồi thực hiện phương châm “từ mới mỗi ngày”. Bạn cũng có thể ghi một câu nói gì đó có liên quan đến từ mới của bạn vào cuốn lịch và bổ sung, củng cố vốn từ của mình bằng cách sử dụng sách, báo, phim ảnh hay bất cứ phương tiện nào có thể làm phong phú vốn từ của bạn. Đặc biệt bạn nên tập trung vào những từ mà bạn thấy hữu dụng nhé.

Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách vận dụng từ mới mỗi ngày

Hãy tập vận dụng các từ mới xen kẽ các từ cũ trong các cuộc đối thoại hàng ngày, những cuộc trao đổi qua điện thoại, email, trên các ghi chú thư từ. Chung quy hãy áp dụng ngay những từ mà bạn mới học được mỗi khi bạn nói, viết. Bạn nên lưu ý, khách hàng, đồng nghiệp của bạn sẽ cảm thấy có thiện cảm khi bạn sử dụng chính xác, nhuần nhuyễn ngôn ngữ chính xác của họ.
Ngôn từ có sức mạnh rất lớn trong quá trình giao tiếp. Một câu an ủi, động viên đúng lúc sẽ xoa dịu nỗi buồn của người khác, một lời khen ngợi có thể là động lực cho ai đó tiếp tục cố gắng. Hơn thế, ngôn từ chứng tỏ bản thân bạn là người mạnh mẽ, quyết đoán và tăng thêm niềm tin ở những người xung quanh. Vì thế, các bạn hãy cố gắng và tự tin trong việc giao tiếp và trau dồi cho mình thêm nhiều vốn từ hơn nữa nhé.

Sưu Tầm

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Làm gì để bù đắp sự thiếu hụt kinh nghiệm trong CV


Rất may mắn là nhà tuyển dụng đo lường giá trị và năng lực ứng viên không chỉ qua các công việc từng đảm nhiệm. Bí quyết viết CV khi bạn thiếu hụt kinh nghiệm làm việc thực tế là hãy thể hiện một cách sáng tạo các kỹ năng mềm và kỹ năng tương đồng nhằm chứng minh bạn chính là người công ty nên chọn.
Nếu vẫn đang tự hỏi làm thế nào cho tốt thì hãy cùng tham khảo thông tin bên dưới đây nhé!

Đừng quá lo lắng khi thiếu hút kinh nghiệm trong CV
Đừng quá lo lắng khi thiếu hút kinh nghiệm trong CV 

Xác định phẩm chất cá nhân ấn tượng nhất

Mục tiêu cơ bản nhất khi viết CV là tạo ra cơ hội tự giới thiệu bản thân. Vì thế điều đầu tiên cần làm là xác định rõ bạn đang “bán” cái gì. Hãy viết ra danh sách tất cả những điều bạn có thể làm tốt, cho dù đó có phải là kinh nghiệm hay kỹ năng chuyên môn hay không. Sau đó khớp các khả năng này tương ứng với một (hoặc vài) kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn.
Một vài ví dụ nhé! Bạn có phải là cầu thủ bóng đá xuất sắc không? Điều này cho thấy tính cách năng nổ và khả năng làm việc nhóm. Bạn sở hữu một trang blog cá nhân được nhiều người theo dõi? Đây là minh chứng bạn có khả năng sáng tạo, diễn đạt và giao tiếp tốt thông qua việc viết lách.

Mở đầu bằng một câu/đoạn tóm tắt ấn tượng

Đây là điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đọc trước tiên, làm đúng cách là quan trọng nhất! Bí quyết hàng đầu là phải trình bày thật ngắn gọn và đơn giản, khoảng 150 từ là hợp lý.
Bắt đầu với thông tin về trình độ học vấn và những kỹ năng mạnh nhất. Bạn sẽ có không gian để trình bày rõ hơn trong các phần sau, nên ở đây chỉ cần làm rõ chuyên môn theo học và thành tích tốt nghiệp nếu bạn cảm thấy nó đáp ứng tốt vai trò mà nhà tuyển dụng tìm kiếm đồng thời giúp tạo thêm ấn tượng đẹp cho CV của mình.
Hãy hiểu rõ những kỳ vọng của mình. Nếu chỉ muốn dự tuyển đúng một chuyên môn nhất định, bạn có thể nêu cụ thể như “Tôi đang tìm một công việc PR”. Nhưng nếu muốn mở ra cho bản thân nhiều lựa chọn thì có thể nói chung chung “Tôi tìm kiếm một vị trí sẽ mang lại nhiều thử thách và vận dụng tốt khả năng…”

Trình bày về kỹ năng thay vì vai trò

Hầu hết CV sẽ bắt đầu bằng cách liệt kê lại những công ty gần đây nhất ứng viên đã làm, nhưng nếu bạn chưa từng đi làm hoặc chỉ làm tại một công ty với ngành nghề không liên quan thì tốt nhất bạn nên viết về những kỹ năng mình giỏi nhất. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi xem điều này trong CV thay vì hàng loạt các câu mô tả các công việc phụ trách đơn điệu.

Đây là lúc để danh sách kỹ năng và ví dụ cụ thể phát huy tác dụng. Nhanh chóng tham khảo và kết hợp các trải nghiệm khác nhau lại để cùng mô tả hiệu quả cho kỹ năng cụ thể. Với các bằng chứng cụ thể để xác thực lại, cách trình này của bạn sẽ khiến CV gây ấn tượng mạnh mẽ!

Đây là lúc kỹ năng phát huy vai trò của chúng
Đây là lúc kỹ năng phát huy vai trò của chúng

Xem những hoạt động ngoại khoá như là công việc

Chỉ vì chưa bao giờ được nhận lương không có nghĩa là bạn chẳng sở hữu chút kinh nghiệm làm việc nào sau rất nhiều hoạt động khác nhau. Hãy kể ra những chương trình tình nguyện, hoạt động ngoại khoá từng tham gia như cơ hội tích luỹ kiến thức và rèn luyện kỹ năng, nhớ làm rõ khoảng thời gian, vai trò, kỹ năng và trách nhiệm chính.
Nếu có đi làm thêm khi còn đi học sẽ là một thông tin bạn nên đề cập. Nhấn mạnh rằng mình từng là cộng tác viên viết bài cho tạp chí sinh viên sẽ là điểm cộng nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí biên tập hay PR. Tương tự như thế đừng xem thường khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp. Linh động và hợp lý trong cách trình bày sẽ giúp bạn thành công

Làm rõ về bằng cấp

Để CV quá đơn điệu vì thiếu kinh nghiệm là rất sai lầm. Thay vào đó hãy làm đẹp các bằng cấp nhưng một cách tuyệt vời để chứng minh năng lực. Nếu từng viết luận án bạn có thể nói về khả năng tìm kiếm, tổng hợp và xử lý thông tin. Bạn thường xuyên thuyết trình, hãy nhấn mạnh kỹ năng trình bày vấn đề và thuyết phục. Cũng có thể nhắc đến những khả năng làm việc độc lập trong các dự án hoặc lên kế hoạch, tổ chức và phối hợp đồng đội trong các sự kiện.
Thêm vào đó, đừng bỏ quên các bằng cấp phụ khác đã được chứng thực mà bạn đang sở hữu. Bạn có bằng lái xe hơi, có chứng nhận tham gia khoá đào tạo về digital, lập trình, thiết kế hay tuyển dụng nhân sự… Cứ mạnh dạn nêu ra nếu nó có liên quan ngay cả khi bạn không làm quá giỏi, miễn đừng nói dối khi khả năng đó bạn thực sự chẳng biết.

Thêm một chút cá tính

Bạn có mối quan tâm nào đặc biệt thú vị không? Từng đạt một giải thưởng, đã tham gia một cuộc đua marathon lớn, là một tay lặn biển, nhảy dù hay leo núi chính hiệu… Hãy viết vào CV!
Nhà tuyển dụng đã nhận được rất nhiều hồ sơ dự tuyển với phong cách giống nhau, một người khác biệt với đám đông sẽ gây sự tò mò và được nhớ nhiều hơn. Nếu không có khả năng nào gặt hái thành tích xuất sắc thì đừng cố làm quá lên. Cứ đơn giản liệt kê vài sở thích vào mục thông tin thêm vì mục đích gợi nhắc thêm về tính cách cá nhân.
Phần lịch sử làm việc tồn tại trong CV là bởi nó có nhiệm vụ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn từng làm gì, có thể làm gì và sở hữu tiềm năng thế nào cho công việc tương lai. Vậy nên đừng quá lo lắng hay sợ hãi khi bạn chưa từng làm tại công ty nào! Nếu không thể trình bày theo cách những người khác thường làm thì bạn hãy kể bằng một cách khác, miễn sao nó hợp lý và thuyết phục.

>> Nguồn: CareerBuilder Vietnam

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Tạo dựng phong thái trong giao tiếp cần làm những gì?


Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người này với người khác để đạt được mục tiêu. Giao tiếp làm cho cuộc sống của con người trở nên sôi động hơn, thú vị hơn. Từ công việc cho đến những tâm tư tình cảm chúng ta đều gửi gắm trong từng lời nói. Vậy muốn tạo dựng phong thái trong giao tiếp cần làm những gì?

Phong thái giao tiếp tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt đối phương
Phong thái giao tiếp tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt đối phương

Tự tin luôn luôn giúp ban tỏa sáng

Để tạo dựng phong thái tự nhiên trong giao tiếp, điều đó không hề đơn giản chút nào. Ngoài kiến tức sâu rộng vốn nền tảng kiến thức phong phú và sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và con người chính những kiến thức này là nền tảng giúp bạn trong giao tiếp. Sự tự tin đến từ bên trong của mỗi con người, người tự tin luôn luôn dám nói và đi đôi với hành động, dám quyết định những gì mình muốn làm, muốn nói và luôn xác định mục tiêu đạt được. Tự tin cũng mà một trong các yếu tố giúp bạn không ngừng thăng tiến trong cuộc sống của mình.

Luyện tập khi nói và thái độ khi nói

Muốn tự tin khi giao tiếp bạn phải nói rõ ràng, xúc tích, nói trực tiếp vào những vấn đề quan trọng, không đi lòng vòng. Đó cũng là một cách định hình phong thái trong giao tiếp. Có thể bạn nghĩ rằng, ai cũng có thể biết những gì bạn đang nói, cho dù là bạn hiểu về vấn đề đó rất tường tận thì người nghe chưa chắc đã thấu hiểu vãy luôn ghi chú trong đầu về các điểm quan trọng khi người kia đang nói với bạn. Bằng cáchấn đề giống như bạn. Việc này không có nghĩa chỉ là chủ động chờ đợi đến lượt mình nói. Mà h đó khi bạn có cơ hội để nói và chỉ có phương pháp luyện tập thì người nghe họ sẽ tiếp thu tốt hơn 75% so với thông tin bạn nghe được. Muốn kỹ năng giao tiếp hiệu quả thì học phải đi đôi với hành

Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể là một lợi thế lớn cho bạn
Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể là một lợi thế lớn cho bạn
>> Bí quyết giúp bạn nổi bật hơn trong buổi phỏng vấn
>> 10 kỹ năng mềm tạo đà thành công


Biết tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cách bạn di chuyển, đi đứng cũng có thể gây ấn tượng hoặc tốt hoặc xấu nhiều cho người đối diện. Biết tận dụng ngôn ngữ cơ thể trong tầm kiểm soát sẽ là ngôn ngữ giao tiếp không lời hiệu quả. Đây chính là kênh ngôn ngữ phi văn tự truyển tải nội dụng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn phải biết cách điều khiển các bộ phận trên cơ thể của mình hợp lý. Quá nhiều những động tác vẫy tay, lắc lư sẽ khiến bạn trở nên “vô duyên” trong mắt người khác, mặt khác có thể nó sẽ sẽ “tố cáo” với người đối diện rằng bạn đang lo lắng và căng thẳng. Giao tiếp hiệu quả là khi mọi động tác, dù là nhỏ nhất của bạn đều có mục đích, biểu hiện một thông điệp nào đó.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, bùng nổ của các phương tiện truyền thông.Việc lĩnh hội kỹ năng giao tiếp trở thành đòi hỏi cấp thiết của nhiều ngành nghề, đặc biệt quan trọng nhất là những người làm công tác kinh doanh, nhân viên văn phòng, khách sạn, lễ tân ...kỹ năng giao tiếp tốt với phong thái tự tin là tiền đề của sự thành đạt của bạn trong công việc...và việc bạn tự tin, tỏa sáng sẽ giúp bạn không ngừng thăng tiến trong cuộc sống
Nguồn : timviecnhanh.com

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Bí quyết giúp bạn nổi bật hơn trong buổi phỏng vấn

Để có những chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn cần đến nhiều yếu tố và những kỹ năng khác, bạn có thể tham khảo những bí kíp dưới đây.


Không chỉ kiến thức mà bạn cần những kỹ năng khác để nổi bật trong buổi phỏng vấn
Không chỉ kiến thức mà bạn cần những kỹ năng khác để nổi bật trong buổi phỏng vấn

Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị

Tất cả mọi ứng viên đều biết họ cần xuất hiện ở buổi phỏng vấn với tâm thế đã chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng cho rằng ít khi nào có ứng viên chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả các thông tin cần thiết cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty, cách thức tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, những xu hướng trong ngành nghề, và có thể là một vài thông tin về người phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu các thử thách của công việc. Điều này giúp giúp bạn vạch ra những năng lực cần thể hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lên chiến thuật

Trước khi bước vào phòng phỏng vấn, hãy quyết định 3 hay 4 thông điệp mà bạn muốn chuyển tới người phỏng vấn. Những thông điệp này nên cho thấy sự liên kết giữa những thành tích bạn đạt được và những gì cần phải có để thành công trong công việc cụ thể. Một trong những cách tốt nhất để làm việc này là kể chuyện. Người ta thường bị thu hút vào những câu chuyện hơn là các dẫn chứng hay số liệu. Câu chuyện của bạn phải thật súc tích và thú vị. Hãy chắc rằng phần dẫn nhập của bạn có đủ sức lôi cuốn, ví dụ: “Sau đây, tôi sẽ kể tình huống tôi gần như đã cứu công ty của mình khỏi 1 bàn thua như thế nào.” Hãy nắm rõ câu chuyện của mình như lòng bàn tay, biết cách mở đầu và kết thúc câu chuyện để có thể tường thuật thật trôi chảy, tránh va vấp khi kể chuyện hay kể như đang tua băng. Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng câu chuyện của mình để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Nhấn mạnh đến tiềm năng của bạn

Không có ứng viên nào là hoàn hảo, và bạn cũng không phải là ngoại lệ. Hãy tập trung vào những tiềm năng của bạn thay vì cố biện hộ cho những điểm yếu trong CV hay để nhà tuyển dụng xoáy vào những hạn chế này. Dù những thành tích trước đây không liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển nhưng lại thể hiện khả năng học hỏi và thích ứng của bạn, bạn vẫn nên trình bày trong cuộc phỏng vấn. Tiềm năng của ứng viên vẫn là một chỉ số đáng được quan tâm khi nhà tuyển dụng xét về khả năng hoàn thành công việc trong tương lai. Ví dụ, bạn đang phỏng vấn cho một vị trí làm việc quốc tế nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài, bạn có thể mô tả khả năng ảnh hưởng của mình khi làm việc ở một vị trí có tương tác với nhiều phòng ban, như giữa phòng Kinh doanh và phòng Sản xuất. Hãy chứng minh bạn có thể làm tốt khi phối hợp với nhiều người với nhiều văn hóa khác nhau. 

Ghi điểm trong 30 giây đầu tiên

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Ấn tượng của nhà tuyển dụng về cá tính và sự thông minh của bạn được thiết lập trong vòng 30 giây đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Cách bạn bước vào phòng, vẻ thoải mái tự tin của bạn, cách bạn nói chuyện thật sự rất, rất quan trọng. Những ứng viên thể hiện tốt nhất trong cuộc phỏng vấn thường nói chậm rãi, rõ ràng, bước đi tự tin. Bạn có thể tập dượt cách đi vào phòng một vài lần, thậm chí ghi hình và phát lại với phần âm thanh được tắt để bạn có thể thấy rõ cách mình thể hiện và tự điều chỉnh. Phương pháp tương tự cũng được áp dụng với phỏng vấn qua điện thoại. Bạn cần tận dụng thật tốt 30 giây đầu tiên để trình bày bản thân thật bình tĩnh, tự tin.


Những câu hỏi khó sẽ khiến bạn mất bình tĩnh nên có sự chuẩn bị trước sẽ tốt hơn
Những câu hỏi khó sẽ khiến bạn mất bình tĩnh nên có sự chuẩn bị trước sẽ tốt hơn

Hãy sẵn sàng cho những câu hỏi khó

Nhiều ứng viên lo lắng không biết phải giải thích như thế nào về một khoảng ngừng trong CV của họ, hay “chứng tích” nhảy việc, hoặc nhiều hạt sạn khác trong hồ sơ. Một lần nữa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ rất hữu ích cho bạn. Với những câu hỏi khó, đừng chỉ chuẩn bị một câu trả lời duy nhất, thay vào đó, bạn cần có 3 bước “phòng thủ”. Đầu tiên, hãy có một câu trả lời đơn giản, thẳng thắn, đừng đi quá sâu vào chi tiết. Sau đó, hãy dự phòng thêm hai câu trả lời nữa để phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn, bạn sẽ không bị bối rối khi phải giải thích nhiều hơn. Ví dụ, nếu bạn không hoàn tất một văn bằng mà bạn cảm thấy không hữu ích cho công việc, câu trả lời đầu tiên của bạn có thể là: “Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu bắt đầu ngay công việc.” Nếu nhà tuyển dụng tiếp tục hỏi về điều này, hãy sẵn sàng để đưa ra nhiều chi tiết hơn: “Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. Tôi biết việc bỏ học giữa chừng sẽ tạo ra những ấn tượng không tốt, tuy vậy, tôi thực sự cho rằng mình sẽ tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn khi thực tế trải nghiệm công việc.” Điểm mấu chốt là đừng đưa ra những câu trả lời có thể khiến nhà tuyển dụng xoáy sâu hơn đến lúc bạn không thể trả lời được câu hỏi của họ.

Hãy linh hoạt

Kể cả khi bạn nghĩ mình đã chuẩn bị rất tốt, bạn vẫn không thể lường trước được cuộc phỏng vấn sẽ như thế nào. Bạn cần luôn để ý đến tình huống thực sự đang diễn ra. Một ứng viên giỏi sẽ biết cách biến hóa tùy theo hoàn cảnh. Hãy luôn tự hỏi: Mình có nên đưa ra câu trả lời tốt hơn hay không? Mình có cần điều chỉnh giọng nói hay không? Mình có nên im lặng một chút không? Nhiều nhà tuyển dụng rất thích nói, và bạn nên để họ thể hiện điều đó. Hãy thích ứng với hoàn cảnh.

Khi cuộc phỏng vấn diễn ra theo chiều hướng xấu

Dù bạn đã cố gắng, sẽ có những lúc buổi phỏng vấn diễn ra không như bạn mong đợi. Có thể người phỏng vấn không chú ý đến phần trả lời của bạn, hay do bạn sẩy chân ở một vài câu hỏi quan trọng. Đừng tự dằn vặt mình, thay vào đó, hãy chú ý đến câu hỏi bạn đang trả lời. Không tập trung vào câu hỏi hiện thời của nhà tuyển dụng mà lại lo lắng về phần trả lời trước đó chắc chắn sẽ khiến bạn lạc hướng. Tôi khi, bạn có thể điều chỉnh cuộc đối thoại bằng cách nhận thức rõ tình huống. Bạn có thể nói: “Tôi không chắc mình đã trả lời đúng thông tin anh/chị cần hay chưa” và xem phản ứng của người tuyển dụng như thế nào.
>> Nguồn: Kenhtuyensinh

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

10 kỹ năng mềm tạo đà thành công


Để tìm được một công việc ưng ý trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay không hề đơn giản. Ngoài trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, hầu hết các nhà tuyển dụng đều ưu tiên các ứng viên có nhiều “kỹ năng mềm”. Dưới đây là 10 kỹ năng mà bạn nên cải thiện nếu muốn được thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.

Ngoài kinh nghiệm và trình độ chuyên môn kỹ năng mềm sẽ là yếu tố giúp bạn thăng tiến nhanh chóng.


Kỹ năng đặt mục tiêu

Nếu không có mục tiêu nghĩa là bạn đang  trên con đường không có điểm dừng. Do vậy điều kiện đầu tiên để thành công là phải có đích đến, đó chính là mục tiêu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt và thực hiện được mục tiêu như mong muốn. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho những bước tiếp theo của bạn.

Sáng tạo trong công việc

Không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách dập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước. Hãy thử tìm cách khác để thực hiện công việc đó nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn.

Biết lắng nghe và học tập những lời phê bình

Kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta. Dĩ nhiên ai cũng biết lắng nghe, nhưng lắng nghe như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Vì thế, để thành công bạn cần phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác như thế nào cho hiệu quả nhé.
Trong cuộc sống và công việc không chỉ có những lời khen mà còn có những lời phê bình. Đừng tự ái vì điều này mà hãy xem đó như những bài học hữu ích, bởi những lời phê bình là những lời góp ý chân thành nhất, giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm cần phải thay đổi của bạn thân.

Giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp đối với nhiều người thật sự rất dễ dàng, nhưng với một số người đó lại là nỗi sợ hãi, lo lắng. Nhưng nếu bạn là người không giỏi trong giao tiếp, lời nói không có trọng lượng, không tạo được niềm tin cho đối tác thì chắc chắn thành công sẽ rất khó đến. Hãy luôn nhớ giao tiếp hiệu quả không phải là nói nhiều mà phải tuỳ từng hoàn cảnh để có cách giao tiếp cho phù hợp.

Tự tin, năng động và biết lôi kéo người khác

Đây là ba yếu tố bạn cần phải có trên con đường chinh phục thành công. Một người tự tin sẽ luôn có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Năng động sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao. Khi là người tự tin, năng động bạn cũng cần phải thể hiện được khả năng chinh phục, lãnh đạo của bản thân đó là lôi kéo người khác đứng về phía mình, làm theo kế hoạch của mình. 

Kỹ năng làm việc đồng đội

Bạn không thể lúc nào cũng làm việc một mình, dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào cũng sẽ có lúc phải làm việc nhóm. Điều kiện cần để làm việc nhóm là bạn phải biết cách kết hợp hài hoà với cách thành viên trong đội để có được kết quả cuối cùng tốt nhất. Vậy kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết cho quá trình thăng tiến của bạn, khi làm việc nhóm cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực, sự nhiệt tình của bản thân trong công việc chung.

Kỹ năng khám phá và lãnh đạo bản thân

Người Việt Nam chúng ta thường có tâm lý không tự tin cho dù vấn đề đó bạn có thể làm được, thậm chí là làm tốt. Đừng nghĩ mình kém cỏi, hãy thử đảm nhận nhiệm vụ và bắt tay vào làm. Biết đâu bạn sẽ khám phá ra mình có khả năng nào đó mà từ trước tới nay không hề biết. Tuy nhiên, khi làm việc gì bạn cũng cần phải nắm rõ được mục đích cuối cùng và lãnh đạo bản thân để không bị bỏ cuộc giữa chừng hoặc đi quá xa so với yêu cầu của công việc. Hãy biết dừng lại đúng lúc.

Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian

Thời gian là vàng, một giây trôi đi là mất đi mãi mãi, vì vậy hãy sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, theo thứ tự yêu tin và xác định thời gian cụ thể thực hiện công việc đó. Ví dụ, một bản báo cáo đáng ra chỉ làm mất một giờ, nhưng vì có nhiều thời gian nên bạn kéo dài hết cả một ngày làm việc. Như vậy thật sự quá lãng phí. Hãy dành thời gian rãnh đó giải quyết những công việc khác hoặc nghĩ ra những sáng kiến mới cho công việc để đạt  năng suất cao hơn.

Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng này đóng vai trò then chốt đến thành công hay thất bại của bạn và tổ chức. Nếu là một nhân viên, khi nhận nhiệm vụ từ cấp trên điều đầu tiên bạn phải xem nhiệm vụ đó có vừa sức của mình hay không. Nếu bạn làm được và nhận nhiệm vụ thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu đó là một nhiệm vụ khó, vượt qua khả năng của bạn thì chắc chắn bạn phải từ chối hoặc nhờ sự hỗ trợ. Nhưng làm sao dám từ chối khi đó là nhiệm vụ của cấp trên, lúc này kỹ năng ra quyết định sẽ giúp được bạn.
Trường hợp nếu là người lãnh đạo, việc ra quyết định càng quan trọng hơn. Quyết định đúng hay sai sẽ tác động trực tiếp tới tổ chức và cả cá nhân người lãnh đạo. Do vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định điều gì để có lợi cho tổ chức và cả bản thân mình.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống cũng như công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi, suôn sẻ. Sẽ có những vấn đề phát sinh không thể lường trước được. Lúc này bắt buộc bạn phải có cách giải quyết vấn đề một cách khoa học để không làm ảnh hưởng đến thành quả công việc, đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn cần phải có.
Những kỹ năng mềm này không phải tự nhiên có mà sẽ được hình thành trong quá trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn còn thiếu hoặc thấy mình chưa có những kỹ năng này thì cũng đừng quá lo lắng, từ từ bạn sẽ tất cả những kỹ năng trên
>> Nguồn: careerlink.vn

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

6 bước hoàn thành bài tập "thần tốc" và hiệu quả


Bạn đang phải “lặn ngụp” dưới đống bài tập khổng lồ và không biết cách xoay xở trong khi thời gian hoàn thành đang cần kề? Sau đây là 6 bước giúp bạn “thanh toán” bài tập về nhà nhanh và hiệu quả nhất.


"Thanh toán" đồng bài tập không khó như bạn nghĩ.

1. Lên kế hoạch chi tiết cho bài tập về nhà

Bạn không thể giải quyết bài một lượng lớn bài tập trong thời gian giới hạn, nếu bạn không biết chính xác những gì mình làm. Hãy dành một cuốn sổ hay cuốn vở riêng để ghi lại những công việc bạn được giao theo từng mục:
- Môn học được giao bài tập về nhà. Ví dụ như: Toán, Lịch sử hay Hóa học,…
- Nội dung bài tập hoặc yêu cầu của giáo viên về bài học tiếp theo. Chẳng hạn như bạn sắp có một bài kiểm tra hoặc một bài thuyết trình cần sử dụng Power Point,…
- Chi tiết cụ thể về bài tập của bạn. Cần giải quyết bao nhiêu bài Toán, Địa cần học bài nào, Văn phải soạn mấy bài,… Càng chi tiết công việc được giao về nhà, bạn càng có thể sắp xếp thời gian sao cho hiệu quả nhất.
- Hạn chót bạn phải hoàn thành những bài tập được giao. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể ước tính thời gian bạn hoàn thành từng môn theo khả năng của mình. Nếu bạn giải quyết nhanh hơn so với thời gian dự định, hãy xem khoảng thời gian dư là phần thưởng để tự khích lệ bản thân.

2. Góc học tập thoải mái

Chắc chắn rằng nơi học tập của bạn phải yên tĩnh. Bạn chẳng thể nào tập trung được nếu xung quanh bạn đầy rẫy những cám dỗ và quấy nhiễu. Bạn cần trao đổi thẳng thắn với các thành viên trong gia đình để có thể có được sự riêng tư.
Hãy cố gắng tạo thói quen làm bài học bài trên bàn. Bàn học luôn là sự lựa chọn số một! Một bàn học ngăn nắp với đầy đủ ánh sáng sẽ khiến bạn có cảm giác học tập và hạn chế tối đa sự mất tập trung của bạn. Thêm vào đó, trước khi ngồi vào bàn, bạn phải đảm bảo mình có đủ các dụng cụ từ sách giáo khoa, từ điển đến dụng cụ học tập, máy tính để có thể hoàn thành bài tập. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ tiết kiệm của bạn thời gian di chuyển.
Tuyệt đối không được nằm học vì nó sẽ khiến bạn trở nên lười biếng và phân tâm. Thế là chẳng mấy chốc bạn đã “ làm một giấc” từ lúc nào chẳng hay.

3. Tập trung cao độ

Khi bắt tay vào việc học, hãy chọn bài khó nhất để chiến đấu. Có thể khi làm những bài tập dễ sẽ khiến bạn năng nổ hơn nhưng bạn quên một điều rằng: khi bắt đầu làm là lúc bạn có sự tập trung tốt nhất. Vì thế, sẽ khoa học hơn rất nhiều nếu bạn chọn bài khó hoặc môn bạn còn yếu lên đầu danh sách bài tập cần giải quyết. Khi đã thấm mệt, độ tập trung đã giảm, bạn vẫn có thể giải quyết vần bài tập dễ hơn mà không có một chút khó khăn.
Nếu bạn gặp trở ngại khi giải một dạng bài tập hay không hiểu một khúc mắc của nội dung bài tập, hãy cố gắng hết sức để tìm ra lời giải đáp cho chính mình. Nhưng đừng cứ chăm chăm vào vấn đề này mà quên đi những môn khác, bởi điều này có thể phá hỏng kế hoạch buổi tối bạn đã dày công chuẩn bị.
Bạn vẫn không thể tìm ra lời giải đáp sau nhiều lần “vắt kiệt óc”? Tốt nhất bạn nên gác vấn đề này sang một bên và tập trung cho môn học kế tiếp. Bạn có thể hỏi giáo viên vào ngày hôm sau hay gần gũi hơn nữa là bạn bè bởi “học thầy không tày học bạn”.

4. Chú ý thời hạn hoàn tất bài tập

Thêm một lưu ý cho bạn, hãy ưu tiên môn học có thời hạn phải hoàn thành sớm nhất đầu tiên. Điều này có nghĩa, nếu hôm nay bạn được giao một bài tập phải hoàn thành trước giờ lên lớp ngày mai, bạn cần phải tạm ngưng toàn bộ công việc đang làm và tập trung cho phần bài tập “bất thình lình” này. Nếu bạn xử lý sớm đống bài tập đó, hãy vận hành lại guồng quay bạn đang bỏ dở.

5. Thư giãn hợp lý


Sự tập trung của con người luôn bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy hãy nghỉ ngơi một chút giữa những khoảng thời gian làm bài. Ngồi một chỗ quá lâu mà không thư giản đầu óc sẽ khiến bạn trì trệ và mệt mỏi.
15 phút nghỉ ngơi sau mỗi 1 tiếng học là thời gian hợp lý để bạn lấy lại cân bằng trước khi “chinh phục” các bài tập khác.
Trong thời gian thư giãn, bạn có thể vươn vai, duỗi chân hay tập một vài động tác thể dục đơn giản để máu lưu thông tốt hơn. Tiếp thêm nước cho cơ thể, rửa mặt cho tỉnh táo hay nghe một bản nhạc mà bạn thích cũng là một cách nghỉ ngơi đơn giản.
Tránh càng xa càng tốt những cách giải trí có tính cám dỗ cao như tivi, máy tính hay truyện. Bởi vì nếu bạn “dính” vào những điều trên với lý do xem tin tức, lướt web hay bất cứ lý do gì cũng khiến bạn sa đà vào và khó có thể dứt ra để quay lại bàn học. Bạn sẽ tự nhủ “một chút nữa thôi” nhưng hầu như bạn không thể làm đúng như lời tự nhủ của mình cho đến khi “một chút” của bạn kéo đến giờ ngủ.


6. Kiên nhẫn và thử lại nhiều lần

Bạn tất nhiên sẽ thấy khó chịu bức bối khi ép mình vào kế hoạch chi chít hay cảm thấy những bài tập dường như quá phức tạp dù đã chăm chú nghe giảng. Đừng bỏ cuộc! Bạn cứ tưởng tượng bảng kế hoạch như những bậc thang với ngọn cờ chiến thắng trên đỉnh. Mỗi khi bạn hoàn thành xong một mục tiêu đề ra, bạn lại tiến thêm một bậc về phía trước, tiến gần hơn đến thành công. Và khi bạn chạm tay vào được ngọn cờ tức là bạn đã chiến thắng chính bản thân mình. Theo cách suy nghĩ đó, bạn sẽ thấy mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều.
>> Nguồn: Kenh14

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Cải thiện bản thân nhanh gấp 10 lần chỉ với 4 kỹ năng này.


Ai cũng muốn mình hoàn thiện hơn và bạn cũng không phải ngoại lệ đúng không nào? Tự hoàn thiện bản thân là một quá trình tốn rất nhiều thời gian và nó cũng dễ khiến cho người ta cảm thấy chán nản, nhụt chí.

Cải thiện bản thân giúp bạn tốt hơn và hoàn thiện hơn

May mắn thay, qua rất nhiều nghiên cứu, 4 kỹ năng dưới đây sẽ giúp quá trình cải thiện bản thân của bạn nhanh hơn và hơn hết chúng thực sự rất đơn giản. Cho dù bạn muốn phát triển hơn trong sự nghiệp, tăng điểm số ở trường, hoặc làm chủ một kỹ năng mới, 4 kỹ năng dưới đây sẽ là công cụ hỗ trợ rất thiết thực đấy.

1. Tăng năng suất với thủ thuật Pomodoro

Thủ thuật Pomodoro là một thủ thuật đơn giản trong đó ứng dụng một bộ đếm thời gian để cải thiện khả năng tập trung và năng suất của bạn. Pomdoro được đặt tên cho bộ đếm hình quả cà chua do Francesco Cirillo phát triển.

Nguyên tắc hoạt động: Pomodoro là 1 phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc
Các bước để thực hiện phương pháp Pomodoro
Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 - 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người).
Pomodoro đòi hỏi sự nỗ lực từ bản thân mỗi người rất cao và chỉ thực sự tác động tới cách bạn làm việc khi có cố gắng. Tuy nhiên, nếu kiên trì áp dụng, bạn chắc chắn sẽ nhận được kết quả.

2. Lưu lại kiến thức bằng cách viết lại những gì bạn học

Bạn đã bao giờ nghe một bài giảng hay đọc xong một cuốn sách mà lại có cảm giác dường như mình chẳng nhớ được gì hay không? Trường hợp này chẳng có gì là lạ vì nó rất phổ biển và thường xảy ra khi chúng ta không có đủ thời gian để xử lý hết thông tin.

Bằng cách viết lại một cách ngắn gọn, xúc tích nhất những gì bạn đã được học, bạn sẽ lĩnh hội được một lượng kiến thức đáng ngạc nhiên đấy. Đây cũng chính là mẩu ghi chú rất tiện dụng bạn có thể sử dụng bất cứ đâu hay bất cứ khi nào nếu bạn quên. Đúng là nhất cử lưỡng tiện. Đã có minh chứng rằng những mẩu ghi chú viết tay nhỏ hữu ích hơn cho việc học tập và ghi nhớ

3. Biết mình biết người trăm trận trăm thắng


Nếu bạn muốn thành công, điều quan trọng là hãy nhìn nhận bản thân và công việc của bạn một cách khách quan. Nếu bạn nghĩ tất cả những gì mình làm thật kỳ diệu và đáng ngạc nhiên thì bạn sẽ chẳng bao giờ cải thiện được bản thân mình bởi sẽ chẳng bao giờ bạn nhận được những lời chỉ trích mang tính xây dựng của bạn bè hay đồng nghiệp. Tương tự, nếu bạn đánh giá thấp những gì mình làm, sự tự tin của bạn sẽ mất dần và vì thế bạn bỏ lỡ biết bao cơ hội tuyệt vời của mình.

Bạn có thể phát triển sự tự nhận thức bằng những phản chiếu về bản thân mình hàng ngày. Bạn có thể nhờ đồng nghiệp hay bạn bè cho ý kiến phản hồi trung thực về bản thân bạn. hay suy xét xem điều gì thúc đẩy hành vi của bạn.

4. Thực hành kỹ năng đọc hiểu nhanh để lĩnh hội được một lượng lớn thông tin

Có rất nhiều cuốn sách tuyệt vời, những trang blog hữu ích và các bài báo được xuất bản mỗi ngày, tuy nhiên để đọc được hết chúng trong khoảng thời gian ngắn là điều không thể. Vậy rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nhanh là một giải pháp.

Thực hành sử dụng ngón tay để dẫn lối cho mắt của bạn khi đọc, và tăng tốc độ nhiều nhất có thể. Thay vì tập trung vào một vài từ trong một khoảng thời gian, tận dụng tầm nhìn ngoại vi của bạn khoanh vùng toàn bộ văn bản một lúc. Bạn cũng có thể tải phần mềm luyện đọc hiểu nhanh để luyện.

Nếu bạn muốn cải thiện bản thân nhanh hơn gấp mười lần hay thậm chí hơn thế nữa hãy tập trung phát triển bốn kỹ năng này. Với bốn kỹ năng này, bạn sẽ có năng suất cao hơn, lưu giữ lại thông tin tốt hơn, và tự tin hơn. Vậy thì, dù mục tiêu cuối cùng của bạn là gì thì nó cũng đâu còn đáng ngại nữa.
>> Nguồn: cafef.vn

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

10 mẹo nắm bắt tâm lý người khác, giúp ai cũng thích khi nói chuyện với bạn.


Trong một cuộc nói chuyện, nếu bạn biết cách nắm bắt tâm lý người khác, người đang nói chuyện với mình thì đảm bảo cuộc nói chuyện của bạn sẽ rất thuận lợi.
Trong một cuộc nói chuyện, nếu bạn biết cách nắm bắt tâm lý người khác, người đang nói chuyện với mình thì đảm bảo cuộc nói chuyện của bạn sẽ rất thuận lợi. Nếu bạn chưa biết cách hãy tham khảo 10 mẹo sau đây:

Nắm bắt tâm lý ngươi đối diện giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn


1/ Làm ra vẻ thoải mái trong mọi tình huống

Thông thường, chúng ta thường khó cảm thấy thoải mái khi ở giữa những người lạ bởi lẽ não của chúng ta có cơ chế bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc xa lạ. Cơ chế này gây cản trở cho chúng ta trong việc kết bạn và làm quen với những người chưa quen biết. Nhưng bạn có thể tự đánh lừa bộ não của mình rằng bạn biết những người này và việc tiếp xúc với họ là hoàn toàn an toàn và thoải mái. Khi chính bạn tin rằng việc tiếp xúc với người mới không có gì là đáng sợ, bạn sẽ tỏ ra tự tin hơn trong giao tiếp và người ta cũng sẽ dễ có hứng thú với bạn hơn.

ảnh cách nắm bắt tâm lý người khác,mẹo nắm bắt tâm lý người khác,nghệ thuật giao tiếp,kinh nghiệm giao tiếp,nắm bắt tâm lý,ngôn ngữ cơ thể

2/ Chú ý bàn chân của mọi người khi bắt chuyện

Cắt ngang cuộc trò chuyện quan trọng đang diễn ra của người khác là việc làm rất bất lịch sự. Để tránh làm phiền người khác và biến mình thành kẻ phá đám, khi bạn muốn chen vào câu chuyện của một nhóm người, hãy chú ý đến cơ thể của họ. Nếu họ chỉ xoay người về phía bạn nhưng bàn chân giữ nguyên, họ đang có cuộc nói chuyện quan trọng và không muốn bạn cắt ngang. Nếu họ xoay cả người và bàn chân, điều đó có nghĩa là bạn có thể chen vào cuộc nói chuyện này

Bạn cũng hãy chú ý đến điều này khi đang nói chuyện với người khác, vì đó là biểu hiện cho thấy cuộc trò chuyện của bạn có thể không hấp dẫn đối phương như bạn nghĩ.

ảnh cách nắm bắt tâm lý người khác,mẹo nắm bắt tâm lý người khác,nghệ thuật giao tiếp,kinh nghiệm giao tiếp,nắm bắt tâm lý,ngôn ngữ cơ thể

3/ Khi tranh cãi với ai đó, hãy đứng cạnh thay vì đối diện với họ

Hẳn bạn đã từng trải qua những cuộc nói chuyện bình thường bỗng chốc leo thang thành cãi vã. Trừ khi bạn thích kịch tính vậy chứ ai cũng muốn tránh cãi vã không cần thiết. Thường thì mọi người cảm thấy bị kích thích và dễ nổi giận hơn khi họ thấy họ sai và bị đe doạ, nên khi bạn thấy cuộc nói chuyện có vẻ đang nóng dần lên thì hãy chuyển sang đứng hoặc ngồi bên cạnh thay vì đối mặt với người kia để họ ít cảm thấy bị đe doạ và dễ bình tĩnh hơn.



4/ Nếu cần nhờ vả, hãy bắt đầu bằng “Tôi cần bạn giúp.”

Bạn có thể muốn nhờ vả người khác vì bạn lười hoặc bạn thực sự cần giúp đỡ để làm xong việc. Áp lực xã giao khiến mọi người đều không muốn bị xem lại kẻ xấu tính không biết giúp đỡ người khác, nên thường thì bạn sẽ được giúp thôi nếu mở lời một cách đàng hoàng tử tế bằng câu nói: “Tôi cần bạn giúp.”



5/ Nếu bạn muốn người khác hài lòng, hãy lặp lại những gì họ nói với bạn

Chúng ta đều thích được công nhận những điều mình nói. Đây chính là chìa khoá để bạn gây thiện cảm cho người khác một cách hiệu quả nhất, đơn giản là cho họ thứ họ cần và họ thích. Khi bạn nói chuyện với ai đó và người đó nói với bạn về một chuyện quan trọng của họ, bạn chỉ cần lập lại những gì họ nói (tất nhiên không phải lập lại nguyên văn) theo cách của bạn. Việc này khiến người đó nghĩ rằng bạn rất lắng nghe và thực sự quan tâm đến những gì họ nói. Đó chính là sự công nhận mà bạn dành cho họ.


6/ Nếu bạn muốn nhận được phản hồi tích cực từ ai đó, hãy gật đầu khi nói chuyện

Hãy gật nhẹ đầu khi bạn muốn truyền đi một thông điệp quan trọng và muốn người khác đồng ý với mình, vì mọi người vô thức thích sao chép lại cử chỉ của người khác nên họ cũng sẽ có xu hướng muốn gật đầu đồng tình với bạn. Và mẹo này quyền năng tới mức mà hành vi gật đầu có thể phần nào tác động đến suy nghĩ và khiến họ thực sự đồng ý với ý kiến của bạn.

 7/ Nếu bạn muốn biết ai đó chú ý tới những gì bạn nói, hãy khoanh tay lại!

Thường trong những cuộc nói chuyện quan trọng kéo dài và căng thẳng, chúng ta lại thường rất dễ mất tập trung và không quan tâm đến việc người khác có nghe mình nói hay không. Kết quả là cuộc nói chuyện sẽ kéo dài hơn cần thiết (bạn chắc đã từng tham gia những cuộc họp như vậy rồi?) mà không có hiệu quả. Thay vì mất thời gian để nói cho những người không hề lắng nghe bạn, hãy làm thế này: khoanh tay trước ngực hoặc để trên bàn và quan sát mọi người theo dõi hành động của bạn, nếu mọi người có chú ý đến những gì bạn đang nói, họ thường sẽ bắt chước theo hành động đó của bạn.


8/ Bạn khó nhớ tên người? Hãy lập lại tên người khác trong suốt cuộc nói chuyện!

Nhớ tên người thực sự là một kỹ năng rất đáng giá trong giao tiếp, giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm và xây dựng mối quan hệ tốt hơn (dù có thể bạn chẳng nhớ gì khác ngoài cái tên). Nhưng không phải ai cũng giỏi nhớ tên, và mẹo để bạn học thuộc tên người là hãy lập lại tên họ trong suốt cuộc nói chuyện mà bạn được giới thiệu tên.

9/ Nếu bạn chỉ nhận được một phần câu trả lời bạn muốn, cứ đợi đi, họ sẽ nói tiếp đấy.

Tình huống này rất phổ biến, khi bạn hỏi ai đó điều gì và thấy việc trả lời của họ khá lan man, chỉ cung cấp được một phần thông tin bạn muốn biết và bạn tự hỏi liệu câu hỏi bạn đặt có đủ rõ ràng hay không. Nếu họ trả lời xong mà bạn vẫn thấy chưa đủ, hãy tỏ ý chờ đợi, giữ im lặng và nhìn vào mắt họ. Nếu hành động này không đem lại kết quả, hãy nhướn mày lên. Điều này gây ra một chút áp lực với người kia để tiếp tục cung cấp thêm thông tin cho bạn.

10/ Người ta thường tập trung vào cảm xúc hơn là nội dung câu chuyện

Điều này rất hữu ích không chỉ trong giao tiếp bên ngoài mà còn giúp củng cố quan hệ với người quen. Sẽ có những lúc chúng ta phải mở đầu hoặc tham gia vào những cuộc trò chuyện “chán chết” với nội dung chẳng có gì mới cả, trong trường hợp đó, quan trọng nhất là phải tạo được cảm xúc cho câu chuyện. Có 3 loại cảm xúc mà bạn nên khơi dậy trong các cuộc nói chuyện là: hứng thú, hài hước gây cười và có tình tiết hấp dẫn. Đừng nói bóng gió nhiều, nhưng cũng đừng thô thiển huỵch toẹt quá.

Có nhiều kỹ thuật để bạn biết một cuộc nói chuyện chán ngắt thành ra thú vị và hấp dẫn, chẳng hạn như:

Ngưng nghỉ đúng chỗ: Thường mọi người nghĩ rằng để giữ sự chú ý của ai đó thì phải cố gắng nói thật nhanh và liên tục, nhưng điều đó không đúng, những quãng ngắt nghỉ đúng chỗ sẽ khiến câu chuyện được chú tâm hơn.
Dùng giọng điệu: Không cần phải lên bổng xuống trầm như ngâm thơ nhưng câu chuyện được kể với giọng điệu cao thấp khác nhau rõ ràng là hay hơn so với đều đều.
Gợi hình ảnh và âm thanh: Trong câu chuyện của bạn, hãy cố gắng đưa các chi tiết miêu tả màu sắc, hình dáng và âm thanh để khiến người nghe tưởng tượng về nó cùng với những gì bạn đang kể.
Nếu bạn muốn câu chuyện đáng nhớ hơn, hãy tập trung diễn tả cảm xúc trong lúc kể. Mọi người có thể quên những gì bạn nói nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm thấy.

> Nguồn: OhayTV


Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Biến áp lực thành phong độ học tập


Những liệu pháp tâm lý giáo dục sẽ giúp bạn vượt qua áp lực thi cử và lấy phong độ để ôn thi hiệu quả.

Bạn đừng lo, bất kỳ ai cũng bị căng thẳng chuyện thi cử nhưng điều quan trọng là không để nó vượt khỏi tầm kiểm soát nhé. Lời khuyên hàng đầu của các chuyên gia giáo dục được đăng tải trên BBC, điều quan trọng là nhận diện những dấu hiệu stress thi cử từ đó tìm cách tốt nhất để khống chế sự tấn công của chúng.

Khi "giải trừ"" được áp lực sẽ giúp việc học của bạn tốt hơn

 “Giải phẫu” áp lực mùa thi cử

Có bạn nào chưa bao giờ căng thẳng trong suốt mùa thi, dù chỉ một tí xíu? Đối với hầu hết chúng ta, mùa thi luôn là khoảng thời gian áp lực nhất trong cuộc sống. Và chính một chút áp lực đó lại tốt cho chúng ta. Nếu chúng ta không lo lắng thì làm thế nào mà chúng ta đọc toàn bộ 100 trang lịch sử?

Do đó ai ai cũng có lúc trải qua tâm trạng tồi tệ. Đôi khi mức độ căng thẳng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, ngăn cản chúng ta đạt được phong độ học tập tốt nhất, bởi lúc đó chúng ta mệt mỏi cả cơ thể lẫn tinh thần, cảm giác mọi thứ bị rối tung lên,
Theo các bác sĩ tâm thần, các triệu chứng căng thẳng gồm:
- Khó ngủ và khó thức dậy vào buổi sáng.
- Luôn mệt mỏi.
- Hay quên.
- Đau nhức
- Chán ăn
- Lười hoạt động
- Hay lo lắng và dễ cáu gắt
- Tim đập nhanh
- Nhức đầu hay đau nửa đầu
- Thị giác mờ
- Hoa mắt, choáng váng.

Nếu bạn thấy xuất hiện 3 triệu chứng kể trên hoặc nhiều hơn, và nó đã kéo dài trong vài tuần thì bạn cần “ra tay” ngăn chặn sự tấn công của nó.

Làm thế nào để khống chế áp lực và lên phong độ học và thi

* Học cách nhận biết khi nào bạn bị căng thẳng. Hãy nghỉ ngơi hoặc trò chuyện với ai đó hiểu áp lực mà bạn đang trải qua sẽ giúp ích cho bạn.

* Tránh so sánh khả năng của mình với những bạn khác. Những câu nói đại loại như: “TRời ơi, mình chỉ mới đọc Macbeth 17 lần thôi”. Mỗi người đều có cách ôn bài khác nhau, vì vậy hãy chọn cách phù hợp với mình nhất.

* Ăn uống hợp lý. Hãy đối xử tốt với cơ thể của mình bằng trái cây, rau quả và một bữa sáng phù hợp. Không ai có thể nhanh nhẹn và ôn bài hiệu quả chỉ với một bữa ăn sáng qua loa.

* Ngủ đủ giấc. Cần nghỉ ngơi trước khi đi ngủ. Không nên ôn bài trên giường. Giường là nơi để ngủ nghỉ, chứ không phải là nơi học bài. Hãy ngủ đủ 8 tiếng.

* Tập thể dục. Không gì có thể xóa tan căng thẳng nhanh bằng những hoạt động thể chất. Hãy sắp xếp thời gian tập thể dục vào thời khóa biểu của bạn. Lười biếng sẽ khiến bạn uể oải.

* Bỏ những thói quen xấu. Hút thuốc lá hay uống rượu đều không có tác dụng giúp bạn giảm bớt áp lực trong thời gian dài.

* Hơi thở gấp gáp và yếu, là nguyên nhân khiến bạn hồi hộp và hoảng sợ. Nếu bạn cảm thấy mình mất phương hướng trong kỳ thi thì hãy ngồi xuống một lúc và kiểm soát hơi thở. Hít thở sâu 5 lần bằng mũi.

* Không nên thảo luận sau khi thi vì bài thi của bạn đã “an bài”. Nếu bạn bè chọn câu 3b thì cũng chẳng sao, vì bạn có muốn sửa lại cũng đâu có được lại còn khiến bạn lo lắng hơn nữa.

* Cuối cùng, dù gì đi nữa, thì luôn có một sự thật là: Cuộc sống sẵn sàng đón chờ bạn sau các kỳ thi. Có thể bây giờ bạn căng thẳng nhưng chỉ là nhât thời thôi, bạn sẽ sớm mất đi cảm giác đó. Vì vậy hãy “quẳng gánh lo đi mà vui sống” cho ngày hôm nay, bạn nhé!
>> Nguồn: Kênh 14