This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Cô giáo 9X đưa kịch vào giờ học tiếng Anh

Để mang đến cho học sinh những tiết học thú vị, bổ ích, hiệu quả, cô giáo Nguyễn Thị Cúc - Trường Tiểu học Tiền Tiến (Hải Dương), đã có nhiều đổi mới trong dạy học như kết hợp giữa học và chơi, đóng kịch, kể chuyện. Những tiết học của cô luôn được học sinh yêu thích, hào hứng tham gia.

Cô giáo Nguyễn Thị Cúc cùng học sinh trong giờ học tiếng Anh.


Những tiết học sinh động


Sinh năm 1991, đam mê học tiếng Anh và yêu thích nghề dạy học từ khi còn nhỏ, Cúc mong muốn tiếp tục theo đuổi đam mê với môn học còn nhiều mới mẻ ở vùng nông thôn. Ước mơ truyền niềm đam mê học ngoại ngữ cho các em nhỏ nơi quê hương đã chắp cánh khi cô thi đỗ Trường Cao đẳng Hải Dương.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hải Dương, cô Cúc về dạy học tại Trường Tiểu học Tiền Tiến. Những ngày đầu giảng dạy cô gặp nhiều bỡ ngỡ với môi trường thực tế, nhưng những áp lực trong thời gian đầu dạy học cũng là bước đệm để cô vững bước vào nghề

Trường Tiểu học Tiền Tiến thuộc khu vực nông thôn nên hầu hết các em học sinh chưa được tiếp cận với tiếng Anh từ trước, nhất là kỹ năng nghe, nói của học trò khi học tiếng Anh còn hạn chế. Phải mất 2, 3 tiết đầu thì các em mới làm quen các khẩu lệnh ngắn mà giáo viên đưa ra.

Trăn trở trước thực trạng kỹ năng nghe nói tiếng Anh của học sinh nông thôn, cô luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học như: Thường xuyên sử dụng tiếng Anh, những khẩu lệnh trong lớp học; Kích thích học sinh nói tiếng Anh trong và ngoài lớp học:

Ví dụ như HS chào thầy cô giáo bằng tiếng Anh bất cứ nơi nào. Dạy học sinh những trò chơi mà các em thích bằng tiếng Anh: “rock, paper, scirssors”, trò chơi màu sắc...

Đồng thời, cô cho học sinh đóng kịch ngắn, kể chuyện, sáng tác bài hát theo từng bài học phù hợp với trình độ của học sinh, sử dụng các trò chơi trong các tiết dạy để tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi giờ học tiếng Anh của cô là một giờ học với những trải nghiệm thú vị.

Cô Nguyễn Thị Cúc chia sẻ: Với đối tượng là học sinh tiểu học đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp riêng, phải đưa ra các ý tưởng làm sao cho lớp học càng sinh động, vui vẻ càng tốt.

Nếu chỉ ngồi học không thì học sinh rất nhanh chán, mất tập trung. Việc lồng ghép kiến thức vào các trò chơi, bài hát tập thể, kể chuyện giúp học sinh năng động hơn, chứ không thể đi theo lối dạy truyền thống với các lý thuyết về từ vựng, ngữ pháp quá khô khan.

Khi sử dụng phương pháp này, học sinh được luyện tập, áp dụng kiến thức đã học để nói mà không hề cảm thấy áp lực.

Truyền lửa bằng đam mê và sáng tạo



Học sinh trao đổi trong giờ học tiếng Anh


Từ khi áp dụng các phương pháp dạy học đóng kịch, kể chuyện, những tiết học của cô giáo Cúc luôn sôi nổi, học sinh ngây thơ nói những câu tiếng Anh rất đơn giản, dễ thương. Các em yêu thích môn Tiếng Anh, đồng thời kĩ năng nghe, nói tiếng Anh của học sinh được cải thiện, vốn từ vựng của các em cũng trở nên phong phú hơn.

Là một giáo viên trẻ, cô luôn chú ý đổi mới phương pháp, học hỏi từ đồng nghiệp. Cô thường xuyên dự giờ, học hỏi, trao đổi phương pháp dạy học với các giáo viên tiếng Anh trong và ngoài trường.

Cô Cúc cho rằng, tự học trên mạng Internet cũng là một phương pháp không thể bỏ qua đối với các giáo viên dạy tiếng Anh. Đặc biệt, cô thường xuyên cập nhật thông tin về các tiết dạy tiếng Anh do thầy Lê Thanh Cường (Sở GD&ĐT Hải Dương) dự giờ các tiết dạy tiếng Anh của các giáo viên tiếng Anh trong tỉnh và chia sẻ trên Facebook để các GV khác học hỏi.

Cô thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn do Sở và Phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức cho các giáo viên tiếng Anh trao đổi phương pháp dạy học.

Năng động, sáng tạo cộng với sự ham học hỏi, cô giáo trẻ từng bước khắc phục khó khăn, nhanh chóng hòa nhập với môi trường giáo dục và trở thành một trong những giáo viên giỏi của trường.

Cô Cúc tâm sự: Để dạy tốt, trước hết phải nắm được tâm lý học sinh tiểu học, tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở để các em có hứng thú với môn học. Trong quá trình giảng dạy cô luôn trăn trở, suy nghĩ làm cách nào để giúp các em học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả.

Chia sẻ về những yếu tố làm nên thành công của mình, cô Cúc cho biết: “Đối với nghề giáo viên, ngoài trình độ năng lực chuyên môn, rất cần thêm lòng đam mê, nhiệt huyết với nghề.

Từ đam mê ấy mà giáo viên luôn tự tìm tòi học hỏi nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ và giáo viên sẽ luôn luôn trăn trở trước những tình huống gặp phải trong quá trình dạy học như làm thế nào để bồi dưỡng học sinh mũi nhọn? Làm thế nào để giúp đỡ học sinh có tiến độ học chậm? Làm thế nào để giáo dục những em có tính cách đặc biệt?...

Trả lời cho những câu hỏi ấy, mỗi người giáo viên mới hết lòng vì học trò, vì sự nghiệp “trồng người” cao cả”.

>> Theo Lê Đăng (Báo giáo dục thời đại)

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Xây dựng văn hóa học đường - hiệu quả thiết thực trong giáo dục

Ở nhiều trường vùng khó, ý thức đổi mới giáo dục không chỉ thể hiện trong từng trang giáo án của thầy cô giáo mà còn đi vào từng hành động, việc làm thiết thực.

Xây dựng văn hóa học đường - hiệu quả thiết thực trong giáo dục
Phòng học được trang trí thân thiện và giữ gìn vệ sinh

Tạo môi trường thân thiện

Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận thuộc vùng khó của huyện Quản Bạ - Hà Giang. Với hơn 400 HS, 22 lớp học, 100% HS thuộc thành phần dân tộc khác nhau (Nùng, Mông…), điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên điểm chính và 5 điểm trường lẻ còn thiếu thốn nhiều về trang thiết bị dạy học, đồ dùng hoạt động bán trú…

Tuy nhiên, khi bước chân vào điểm trường chính có thể dễ dàng nhận ra sự chăm chút, tâm huyết của Ban giám hiệu cũng như của từng thầy cô giáo. Cô Đinh Loa Vân - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Mới nhận công tác tại trường được hơn 2 năm nhưng ngày đầu thăm khuôn viên cô đã nhìn ra hàng loạt công việc mà thầy cô giáo cần chung tay để thay đổi diện mạo cho trường.

Những góc văn hóa, thư viện ngoài trời; vườn hoa cây cảnh, nhà xe… được chính giáo viên (GV) trong trường thiết kế bố trí lại. Kinh phí sửa chữa eo hẹp thì thầy cô cùng nhau xây dựng, trang trí, cải tạo đất trồng hoa...

Một khuôn viên học đường sáng đẹp hiện ra trong nỗ lực của cả tập thể nhà trường. Nhưng điều đáng mừng nhất của thầy cô giáo là học sinh (HS) đã có thư viện ngoài trời sạch đẹp để đọc sách, truyện trong giờ giải lao; Góc văn hóa được khai thác hiệu quả cho những tiết học thực tế ngoài trời; vườn hoa cây cảnh không chỉ tạo cảnh quan đẹp cho trường mà còn được thầy cô dạy thêm các kiến thức về cây hoa, cây cảnh, cây thuốc… Có thể nói, đến nay việc cải tạo môi trường học đường đã giúp chất lượng dạy và học được nâng lên; học sinh yêu trường lớp, tình trạng bỏ học, trốn học cơ bản được loại bỏ.
Xây dựng văn hóa học đường - hiệu quả thiết thực trong giáo dục
Thư viện thân thiện của Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận


Xây dựng văn hóa học đường


Xây dựng văn hóa trường học tưởng như là vấn đề đơn giản; tuy nhiên đến nay không phải trường học nào cũng làm được và làm tốt, mang lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục. Minh chứng là vẫn còn không ít HS văng tục chửi bậy ở trường; tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra; Học sinh ứng xử, có lời nói không chuẩn mực với thầy cô, bạn bè.

Xác định rõ đây là vấn đề quan trọng, Trường THPT số 1 Lào Cai đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp. Kết quả thu được từ nhà trường cho thấy một cách làm hiệu quả mà các trường học có thể tham khảo nhân rộng.

Theo BGH nhà trường, trước tiên trường tiến hành đầu tư cơ sở vật chất để tạo môi trường văn hóa về chất. Từ đó tăng cường giáo dục HS biết tự hào, trân trọng, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của trường để phục vụ cho việc học tập của chính HS.

Bên cạnh đó, những nội dung xây dựng văn hóa học đường được cụ thể hóa trong các nội quy, quy định của nhà trường. Từ đó nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của GV, HS trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện lối sống lành mạnh, trang phục ngôn ngữ giao tiếp ứng xử văn hóa…

Đặc biệt, ngoài sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên nhà trường trong xây dựng văn hóa, trở thành tấm gương để HS noi theo thì GV chủ nhiệm chú trọng phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, giúp PHHS nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường để phối hợp với nhà trường nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục HS...
Hàng loạt giải pháp xây dựng văn hóa học đường được tiến hành đã và đang góp phần không nhỏ vào nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện tại trường THPT số 1 Lào Cai. Tuy vậy, kinh nghiệm từ trường cho thấy, để làm tốt nhất việc xây dựng văn hóa học đường tại các nhà trường cần tăng cường vai trò lãnh đạo, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm của hiệu trưởng; Cần thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chiến lược xây dựng hệ thống giá trị nhà trường; Tạo điều kiện cho GV tích cực tự học, nâng cao trình độ, chuyên môn. Cùng đó hoàn thiện quy tắc ứng xử văn hóa nhà trường, thực hiện tốt hơn công tác tư vấn HS trong rèn kỹ năng sống…

>> Nguồn: Báo Giáo dục thời đại

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Cao đẳng, trung cấp ‘lách cửa hẹp’ tuyển sinh 2019

Nhiều trường đã mạnh dạn mở rộng đối tượng và hình thức tuyển sinh để thu hút học sinh đăng ký.

Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học, cao đẳng (CĐ) hay trung cấp đều đã có kế hoạch tuyển sinh 2019. Tuy nhiên, do đặc thù hệ đào tạo, cộng với khó khăn trong đăng ký xét tuyển (vì không thuộc quản lý của Bộ GD&ĐT) khiến các trường CĐ, trung cấp phải tìm mọi cách để lôi kéo thí sinh đăng ký vào trường.

Thêm phương thức, tung nhân lực đi “tìm” thí sinh


Đó là thực tế của Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, TP.HCM trong kế hoạch tuyển sinh năm 2019.

Theo đó, trường sẽ xét tuyển 5.200 chỉ tiêu hệ CĐ cho 19 ngành, nghề đào tạo. Trong đó, 3.000 chỉ tiêu sẽ dành cho chín ngành gồm: Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật nhiệt, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kế toán.

Với những ngành học này, trường sẽ tuyển 15% chỉ tiêu dựa trên kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. 85% chỉ tiêu còn lại sẽ xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Riêng 2.200 chỉ tiêu ở các nhóm ngành, nghề khác của trường cũng sẽ chỉ xét tuyển theo kết quả tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, không xét kết quả thi THPT quốc gia.


Ông Trần Việt Dũng, Phó Trưởng phòng Đào tạo của trường, cho hay đây là năm đầu tiên trường dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM làm một trong các phương thức để tuyển sinh. Vì kỳ thi thu hút lượng lớn thí sinh và diễn ra trước kỳ thi THPT quốc gia nên trường muốn tăng cơ hội xét tuyển cho các em và cũng chọn được những em học lực tốt.

Ngoài ra, theo ông Dũng, các trường CĐ, trung cấp đã thuộc Bộ LĐ-TB&XH nên không có trong dữ liệu xét tuyển của Bộ GD&ĐT, nên em nào muốn xét tuyển vào các trường CĐ phải đến từng trường cụ thể hoặc vào web của trường. “Thậm chí vì không có trong dữ liệu nên nhiều em tưởng không có các trường CĐ nữa. Vì thế nhà trường buộc phải “tung” lượng lớn nhân sự để đi tìm thí sinh, như đến các trường THPT giới thiệu hoặc mở các đợt tư vấn để các em biết mà đăng ký vào trường, gửi mail giới thiệu...” - ông Dũng nói.
Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng đang thực hành tự chế xe mô tô. Ảnh: PA


Mở nhiều ngành nghề mới, ưu đãi học phí


Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức sẽ tuyển 3.075 chỉ tiêu cho 23 ngành bậc CĐ và 470 chỉ tiêu cho 12 ngành học hệ trung cấp. ThS Phạm Quang Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo của trường, cho hay năm nay trường mở thêm một số ngành mới so với các năm trước như chế tạo thiết bị cơ khí, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, kinh doanh thương mại, logistics, tài chính - ngân hàng, tiếng Nhật.

Riêng đối với ngành công nghệ thông tin trình độ CĐ, ngoài chương trình đào tạo theo quy định hiện hành, trường còn tổ chức tuyển sinh và đào tạo theo mô hình Kosen của Nhật Bản với 30 chỉ tiêu.

Cụ thể, sau khi nhập học, trường sẽ tổ chức xét tuyển đối với những thí sinh có nguyện vọng đăng ký học, căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 và kết hợp phỏng vấn trực tiếp với đối tác Nhật Bản. Sinh viên học chương trình này sẽ được hỗ trợ 5.000 yen/tháng trong thời gian 2,5 năm học chính thức, được hỗ trợ miễn phí học tiếng Nhật trong 600 giờ, được hỗ trợ cơ hội thực tập và nâng cao năng lực tiếng Nhật tại Nhật Bản và sau khi tốt nghiệp đảm bảo 100% có việc làm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Freesia tại Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản.

Trường CĐ Kỹ nghệ II năm nay mở thêm các chuyên ngành như chăm sóc da - móng - tóc, massage trị liệu, phun xăm thẩm mỹ, trang điểm, tóc và làm móng ở ba trình độ sơ cấp, trung cấp (học sinh tốt nghiệp THCS trở lên) và CĐ (học sinh tốt nghiệp THPT trở lên). Khi tốt nghiệp được trường giới thiệu việc làm tại các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ viện tại TP.HCM.

Đó cũng là cách làm của Trường CĐ Công thương TP.HCM. Các em học những ngành về dệt sợi, công nghệ nhuộm năm nay sẽ được tài trợ học phí từ các doanh nghiệp để khi ra trường các em sẽ được nhận vào làm việc ngay.

Nhiều cơ hội vào cao đẳng và trung cấp hơn cho học sinh


Năm 2019, chỉ tiêu bậc CĐ và trung cấp khoảng 540.000. Các trường được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của trường mình. Các trường có thể tăng chỉ tiêu do từ năm nay sẽ áp dụng quy định mới trong Nghị định 143/2016 về tỉ lệ học sinh, sinh viên/giảng viên tối đa là 25, trong khi những năm trước quy định là 15-20 sinh viên tùy mỗi nhóm ngành nghề.

Hơn nữa, năm nay Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ phát hành một phiếu đăng ký tuyển sinh chung cho các trường hệ này. Thí sinh có thể in ra, điền thông tin rồi nộp tại các trường THCS, THPT, Sở LĐ-TB&XH địa phương hoặc nộp trực tiếp tại trường CĐ, trung cấp. Năm 2019, học sinh tốt nghiệp THCS nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ sẽ phải học đồng thời các môn văn hóa THPT và nội dung đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, đối tượng xét tuyển vào CĐ năm nay sẽ được mở rộng thêm. Không chỉ là học sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương trở lên mà dự kiến cả những học sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng THPT cũng có thể xét tuyển vào CĐ với điều kiện các em đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định trong quá trình học trung cấp.

TS VŨ XUÂN HÙNG, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy,
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

>> Theo PHẠM ANH ( Báo pháp luật)

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Bộ GD&ĐT nói về quy định thí sinh cao từ 1,5 m mới được thi sư phạm

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, ĐH Sư phạm TP.HCM phải đảm bảo bình đẳng cho thí sinh nếu quy định cao từ 1,5 m mới được thi sư phạm.


Theo đề án tuyển sinh dự kiến năm 2019 của ĐH Sư phạm TP.HCM, trường yêu cầu học sinh nữ phải cao từ 1,5 m, nam từ 1,55 m trở lên mới được thi ngành sư phạm.

Trả lời Zing.vn về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết quy chế tuyển sinh cho phép các trường đại học được yêu cầu sơ tuyển. Thí sinh phải đạt yêu cầu sơ tuyển của trường.

Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích trường quy định các yêu cầu, điều kiện riêng để hướng tới việc lựa chọn thí sinh giỏi, tâm huyết với nghề, có khả năng sư phạm..., nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Các quy định khác do trường xác định và chịu trách nhiệm giải trình để xây dựng chính sách chất lượng, khả năng có việc làm của sinh viên và xây dựng “thương hiệu”.

Tuy nhiên, quy định đó phải đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội cho các thí sinh, không được thể hiện chính sách phân biệt đối xử và nên giải trình rõ để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho rằng các trường có quền tự chủ tuyển sinh nhưng quy định phải đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội cho thí sinh, không được thể hiện chính sách phân biệt đối xử. Ảnh: T.T. 

Trước đó, ông Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng đào tạo, ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết quy định về chiều cao đối với thí sinh thi ngành sư phạm là hợp lý và có cơ sở khoa học.

Nhà trường rất quan tâm sức khỏe của người dự tuyển, định hướng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực trong ngành giáo dục đủ sức khỏe, đủ khả năng thích nghi và có sức bền nghề cao, nên tiêu chí sức khỏe là quan trọng.

Tiêu chí này được nhà trường tiếp tục sử dụng để phục vụ cho việc tuyển sinh một thế hệ giáo viên mới, đủ sức khỏe, đủ khả năng thích nghi và có sức bền nghề nghiệp, nhằm đón đầu đòi hỏi của xã hội, mong mỏi của phụ huynh về lớp nhà giáo hiện đại, có sức khỏe, quyết tâm nghề.

Ông Lê Phan Quốc cũng cho biết thêm học sinh nào có nhu cầu trở thành sinh viên ngành sư phạm của trường đều được xem xét chi tiết, cũng như đảm bảo tính công bằng. Chúng ta cũng cần nhất quán quan điểm trân quý những nhà giáo đã có đóng góp trước đó cho ngành, dù có khó khăn nhất định về sức khỏe, thể chất.

Sinh viên sư phạm cao dưới 1,5 m không được cấp bằng tốt nghiệp ĐH Sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc, không cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên sư phạm cao dưới 1,5 m vì cho rằng giáo viên phải đủ chiều cao để viết bảng.

Theo thầy Nguyễn Văn Thuật, giảng viên bộ môn Địa lý, ĐH Đồng Nai, việc loại bỏ học sinh vào ngành sư phạm dựa trên thể hình chứ không phải trí tuệ là phản giáo dục.

Người đi dạy quan trọng nhất là tri thức, kỹ năng giảng dạy; hình thức là thứ yếu. Trường sư phạm cần tuyển những người có lòng yêu nghề, tri thức.

PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - lại tán thành quy định của ĐH Sư phạm TP.HCM, tuy nhiên ngoài tiêu chuẩn chung nên có thêm dòng "trừ những trường hợp đặc biệt".

Ví dụ, sinh viên có năng khiếu, tố chất nghệ thuật hay thông minh đặc biệt, đồng thời đam mê ngành sư phạm, có thể được hội đồng nhà trường xem xét. Điều này giúp trường không bỏ lỡ sinh viên tài năng. Còn lại, sinh viên không phù hợp sư phạm có thể vào ngành khác.

>> Nguồn: news.zing.vn