Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Kỹ năng bắt tay trong giao tiếp


Trong giao tiếp, cái bắt tay đươc ví như lá trầu, là khúc dạo đầu cho một buổi trò chuyện. Để có một buổi nói chuyện được gọi là thành công rất cần nghệ thuật giao tiếp mà quan trọng là cách bắt tay trong màn chào hỏi ban đầu. Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau. Có những người chỉ sơ xuất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc.



Cách bắt tay nói lên điều gì?


Bắt tay nhau thể hiện sự thân thiện, tình cảm quý mến nhau. Những người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau thể hiện một cách bắt tay ban đầu, mừng rỡ tươi cười, gọi là “tay bắt mặt mừng”. Đối tác ấn tượng về bạn thế nào là qua cách bắt tay và thái độ trong lúc bắt tay. Thực tế có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau, nhưng có những người chỉ sơ suất trong bắt tay khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc. Vậy làm sao để có được một cái bắt tay đẹp, lịch sự và ấn tượng thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin trả lời cho những thắc mắc đó.

 Cách bắt tay trong giao tiếp như thế nào?

Dùng tay phải mỗi khi bắt tay, 2 lòng bàn tay phải tiếp xúc nhau. Tai trái còn lại nâng phần bàn tay của người đối phương để thể hiện phép lịch sự. Mắt phải nhìn vào đười đối diện. Ngoài ra, bắt tay trong tư thế người thằng, không cúi lưng đồng thời cũng không nên lắc mạnh, rung mạnh nhiều lần. Tuy nhiên cái bắt tay phải thể hiện được sức mạnh trong đó. Phải giữ gương mặt luôn trong tư thế niềm nở, thân thiện và đừng quên mỉm nụ cười nhẹ nhàng nhưng cũng đủ dứt khoát đủ để thu hút cái nhìn đối phương. Trước khi buông tay, đừng quên câu nói: “Rất hân hạnh khi gặp anh/ chị/ ông/ bà…” và nhìn xuống thể hiện sự phục tùng, hạ thấp bản thân.

Kiểu bắt tay đúng tiêu chuẩn là dùng nắm bàn tay đối phương lực vừa phải , và ngược lại… Thời gian bắt đầu từ 1 đến 5 giây là vừa. Tư thế dùng lực và thời gian dài hay ngắn đều biểu lộ một cách chính xác rõ ràng và trạng thái tình cảm khác nhau của người bắt tay.

Điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay

Những điều cần tránh khi bắt tay trong giao tiếp


Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây:
 – Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.
– Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.
– Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
– Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
– Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.
– Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.
– Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
– Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.
Qua đây, ta có thể thấy bắt tay được xem như là kỹ năng giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể, là biểu tượng của sự đón tiếp, tạo tình cảm, niềm tin cho người tiếp xúc với mình và chứng minh cho họ thấy được thiện cảm của mình.
>> Nguồn: Thanh Huỳnh (Tổng Hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét